Đình Cầu Sơn (Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh)

Đình Cầu Sơn (Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh)

Vị trí

Đình Cầu Sơn nằm ở số 281, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Lược sử

Đình Cầu Sơn mới đầu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ở vị trí ngã ba của con kênh Lòng Tảo (nay là kênh Thanh Đa), đến năm 1932, đình được dời về vị trí hiện nay, trước tháng 5. 1946 thuộc hộ 19, xã Thạnh Mỹ Tây, hiện nay địa chỉ ở số 118 Xô Viết Nghệ lình, khu phố 2, phường 26, quận Bình Thạnh. Mặc dù đình bị di chuyển và trải qua những thăng trầm, nhưng hiện đình còn lưu giử đuục những cổ vật quý như ba cặp liễn năm 1860, 1861, 1864, hoành phi năm 1872, điều đó chứng tỏ đình Cầu Sơn đã có cách nay hơn 100 năm.

Trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, cùng với nhiều địa bàn khác của Thành phố Sài Gòn, ở các khu vực Cầu Bông Thị Nghè, Cầu Sơn đá có lực lượng Thanh niên Tiền phong, thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong ở Cầu Sơn là Nguyễn Bân, Nguyễn Hưng, Nguyễn Văn Nam. Địa điểm đăng ký Thanh niên Tiền phong mới đầu ở trường học của thầy giáo Nguyễn Văn Lạc, sau đó đình Cầu Sơn đã được chọn làm trụ sở của Thanh niên Tiền phong, trở thành nơi học tập chính trị, tập sử dụng vũ khí và kỹ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đình Câu Sơn đã dùng nhà túc để chứa lương thực, lo cơm nước cho lực lượng Thanh niên Tiền phong.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 25, 8, 1945, đồng chí Nguyên Bân chỉ huy một số lực lượng Thanh niên Tiền phong từ đình Cầu Sơn tham gia đoàn biểu tình của quần chúng chiếm nhà hàng Thạnh Mỹ Tây, cờ đỏ sao vàng được kéo lên tại đây. Cùng thời gian trên, một nhóm Thanh niên Tiền phong khác do Phạm Văn Hùng chỉ huy đã tiến hành chiếm nhà thương Thị Nghè, chiến lợi phẩm thu được là lương thực và thuốc chữa bệnh. Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, Thanh niên Tiền phong Cầu Sơn đã góp phần cùng nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn giành chính quyền về tay nhân dân.

Chưa đầy một tháng sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp gây hấn trở lại. Đáp lời kêu gọi của ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ chuẩn bị kháng chiến, giữa tháng 9. 1945, mặt trận Thị Nghè được thành lập cùng mặt trận Cầu Kiệu để bao vây quân Pháp trong nội thành Sài Gòn. Đình Cầu Sơn lại được chọn làm sở chỉ huy, kho hậu cần cho mặt trận Thị Nghè, tại đây có lực lượng cận vệ, đội giao liên và bộ phận trực chiến. Tham gia chiến đấu tại mặt trận Thị Nghè gồm có công an xung phong, lực lượng Nam tiến từ miền Trung vào, hai đại đội dân tộc ít người từ Phan Thiết cũng được điều động đến tăng cường cho Mặt trận Thị Nghè cũng đóng tại đình Cầu Sơn. Từ 23/9/1945 đến 30/10/1945, các chiến sĩ mặt trận Thị Nghè chỉ với vũ khí thô sơ đã diệt hàng trăm quân địch, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của chúng.

Sau khi quân địch tháo được vòng vây, chiến sĩ ở nhiều mặt trận quanh nội thành chuyển về chiến khu An Phú Đông. Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định bước vào thời kỳ chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đình Cầu Sơn vẫn được sử dụng làm địa điểm liên lạc và trú quân của trụ sở 2 Công an Tân Bình từ 1946 đến 1947, từ đây các chiến sì ta xuất phát để trừng trị bọn tay sai ác ôn của Pháp. Năm 1948, Công an xung phong, Phân đội 16 thuộc Chi đội 6 trung đoàn 306 Phạm Hồng Thái cũng tập kết ở (Tinh Cầu Sơn rồi tiến vào tấn công quân Pháp ở bót Bà Chiểu và Thị Nghè. Năm 1949 đình Cầu Sơn trở thành nơi đặt hộp thư bí mật của công an xung phong – sau này là công an quận 5.

Trong thời kỳ chống Mỹ từ 1954 đến 1971, đình Cầu Sơn luôn là cơ sở để các chiến sĩ liên lạc và vận động quần chúng, ừao đổi tình hình và giao nhiệm vụ những đơn vị như chi bộ hộ 19, Lữ đoàn biệt động 316, bộ phận quân báo A34. Trong đợt tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, đình Cầu Sơn là nơi tập kết lương thực, phương tiện quân y cho các chiến sĩ quân giải phóng, nơi đặt trạm y tế dã chiến cứu chữa thương binh tiểu đoàn Phú Lợi (K3), các chiến sĩ ở trung đoàn Đồng Nai bị thương tại các trân địa ở Thị Nghè, cầu Băng Ky, đồng Ông Cộ và một số thương binh ở nơi khác được đưa về đây. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đình Cầu Sơn đã chuẩn bị vải để phân phát cho bà con khu vực quanh đình may gần 200 lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng. 8 giờ sáng ngày 30. 4. 1975, những lá cờ này đa được treo ở cổng đình, khu vực hẻm đình, trụ sở nhãn dân ấp 8 và khu vực ngã tư Hàng Xanh, cờ được treo bởi anh Hoàng Côn và Trần Văn Anh. Sau khi Sài Gòn được giải phóng, đình Cầu Sơn được sử dụng làm địa điểm làm việc của Ban Văn hóa thông tin phường, đến 1989 giao lại cho Ban Quý tế đình quản lý sử dụng.

Với sự đóng góp của Ban Quý tế và các hội viên của đình Cầu Sơn trong suốt hai thời kỳ kháng chiến, đình Cầu Sơn đa được ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng là di tích lịch sử theo Quyết định số 117/2005/QĐ-UB ngày 12. 7. 2005.

  • Trích theo cuốn “Di tích lịch sử văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”

 

Chấm điểm
Chia sẻ
DINH-CAU-SON-TPHCM (3)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *