Đình Hùng Lô (Tp. Việt Trì, Phú Thọ)

Đình Hùng Lô (Tp. Việt Trì, Phú Thọ)

Thông tin cơ bản

Đình Hùng Lô – nơi đã bảo tồn và phát huy được những nét đẹp văn hóa truyền thống, đó là ngôi đình, ngôi nhà cổ cùng điệu hát Xoan mượt mà, không chỉ mang giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức tổ tiên.

Vị trí địa lý


Đình Hùng Lô tọa lạc tại làng cổ Hùng Lô, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lược sử


Theo cụ thủ từ Nguyễn Văn Tòng, trong các sắc phong văn chỉ cổ còn lại ở đình thể hiện đình được xây dựng từ năm 1697 (cách đây hơn 300 năm) đời vua Lê Huy Tông. Toàn bộ quần thể di tích được xây dựng dựa trên những đóng góp của nhân dân, nhằm thờ vua Hùng và các vị thành hoàng làng bao gồm 3 vị Đại Vương

Truyền thuyết xưa kể lại, một lần Vua Hùng cùng công chúaquần thần du ngoạn, săn bắ‎n. Đến vùng đất Hùng Lô, thấy cảnh đẹp, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt nên dừng ngh‎ỉ chân. Khi xa giá đến, các bô lão và thần dân nghênh đón, từ đấy dân lập miếu thờ Vua Hùng để tỏ lòng trung. Nằm tại ngôi làng cổ Hùng Lô với niên đại hơn 300 năm tuổi, đình Hùng Lô từ lâu đã đi vào tâm thức của người dân Việt Nam với những phong tụ‎c, tập quán gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Kiến trúc


Theo những dấu ấn, phong cách nghệ thuật kiến trúc của Đình và những văn tự được khắc ghi cho thấy quần thể di tích Đình Hùng Lô gồm có: Miếu, đình, nhà Văn chỉ, bệ thờ Thần Nông, chùa và nhà Yến lão, được xây dựng hoàn chỉnh vào thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Chính Hoà, năm Đinh Sửu – 1697.

Đình Hùng Lô được xây dựng với quy mô kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, bao gồm 5 gian nhà tiến tế, tiếp đến là phương đình 2 bên là lầu chuông, lầu trống, trong cùng là tòa đại đình.

Mỗi gian đều được xây dựng với kiến trúc hoành tráng tất cả được làm bằng vật liệu gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, thông mật và mít. mái lợp ngói mũi hài. Những giá trị nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao đặc trưng thời Hậu Lê trên gỗ, gốm, chủ yếu tập trung tại tòa Đại đình. Trong đó riêng tòa đại đình gồm 3 gian, hai trái, 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút. Bố trí nội thất thờ cúng cả 3 gian đều có ban thờ. Các đồ thờ cúng được làm bằng gốm, bằng đồng, bằng gỗ đều được trạm trổ nghệ thuật tinh xảo đường nét hoa văn sắc gọn, hài hòa. Các khúc quanh trên mái lại được gắn những tác phẩm đồ gốm quý và được người dân giữ gìn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.

Di vật


Đình Hùng Lô không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà nó còn có giá trị như một di tích lịch sử, một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ vô số những cổ vật quý giá với niên đại hàng trăm năm như đình, đèn, lư hương, hạc đồng, bình sứ cổ, hương án, sập thờ,… Trong đó nổi bật lên hơn cả chính là 4 cỗ kiệu văn, 1 bộ kiệu bát cống, đây được xem như là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao về giá trị điêu khắc tinh xảo và giá trị lịch sử của nó. Những cỗ kiệu đó được sử dụng trong các lễ hội của đình.

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến di sản văn hóa phi vật thể của nhân loai – hát Xoan ở mảnh đất Tổ. 

Hoạt động


Đình Hùng Lô rất nổi tiếng về truyền thống trong lễ hội rước kiệu Đền Hùng từ xưa đến nay. Năm Mậu Ngọ (1918), đình Hùng Lô đã được thưởng “Kỷ niệm Hùng Vương đệ nhất hội”; hiện nay, biển thưởng này vẫn được trang trọng lưu giữ trong đình. Vào dịp lễ hội Đền Hùng hằng năm, đến đình Hùng Lô, du khách sẽ được hòa mình trong lễ rước kiệu quy mô rất hoành tráng của trên 200 nam trung, đi đến đâu náo động cả một vùng đến đó. Cuộc rước sẽ đi từ đình làng đến Đền Hùng; trở về từ Đền Hùng, các lễ tế tại đình làng mới được tiến hành, sau cùng là thụ lễ tại nhà Yến lão.

Tham khảo


  • https://phutho.gov.vn/vi/dinh-hung-lo
  • https://phutho.gov.vn/vi/quan-di-tich-lang-co-hung-lo
  • http://www.didulich.net/van-hoa/dinh-co-hung-lo-noi-tho-phung-vua-hung-va-cac-20861
  • https://thanhlamhotspring.com/di-tich-lich-su-dinh-hung-lo/
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)