Đình Làng Cổ Tích (Việt Trì, Phú Thọ)

Đình Làng Cổ Tích (Việt Trì, Phú Thọ)

Thông tin cơ bản

Phú Thọ là đất phát tích của dân tộc Việt Nam, còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đình, đền độc đáo, gắn liền với văn hóa tín ngưỡng thời đại Hùng Vương có giá trị về lịch sử, và nghệ thuật kiến trúc. Mặc dù nằm chung trong hệ thống đình khu vực Trung du Bắc Bộ, tuy nhiên đình làng Phú Thọ lại mang những nét đặc trưng riêng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Đình Làng Cổ Tích.

Vị trí

Đình Làng Cổ Tích (hay còn gọi Đình Cả, Đình Trình Đền Hùng) tọa lạc dưới chân núi vua Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Đình được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

Lược sử

Đình Làng Cổ Tích là một trong những ngôi đình có tiếng của các xã vùng ven Đền Hùng còn giữ tục thờ cúng Hùng Vương. Hy Cương vốn là mảnh đất thiêng, nơi đây khi xưa có 3 thôn: Cả, Trẹo, Vi. Thôn Cả – thôn đứng đầu trong xã, sau này, đến thời nhà Nguyễn, thôn Cả được đổi tên thành thôn Cổ Tích và Đình Cả cũng được đổi tên theo danh gọi địa phương.

Theo truyền thuyết, vào cuối thời Hùng Vương có ông nghè He vốn là tướng của Vua Hùng lập nghiệp, dựng làng ở ngay chân núi Nghĩa Lĩnh, để tưởng nhớ công ơn của vị tướng tài, dân làng đã tôn ông làm Thành Hoàng, lập đền thờ phụng cùng với các Vua Hùng. Quan sát lối kiến trúc của đình có thể phỏng đoán đình được xây dựng vào thế kỷ XVII.

Kiến trúc

Đình Làng Cổ Tích xuất phát điểm được lợp bằng lá gồi, lá cọ. Trải bao thăng trầm của thời gian, qua nhiều lần trùng tu đình có dáng dấp như hiện nay. Nhìn chung kiến trúc đình từ hệ thống cột trụ đến mái ngói, chạm trổ đều giống với những ngôi đình cổ. Đặc biệt nghệ thuật chạm khắc chủ yếu là hình tượng rồng mang phong cách thời Hậu Lê. 

Di vật

Đình Làng Cổ Tích hiện đang lưu giữ cuốn ngọc phả viết năm Hồng Đức thứ nhất 1470 do Hàn lâm viện trực học họa sĩ Nguyễn Cố soạn. Cuốn ngọc phả ghi chép lại lịch sử hành trạng của các vua Hùng và tướng lĩnh thời Hùng Vương. 

Lễ hội

Đình Làng Cổ Tích là điểm xuất phát trong lễ rước kiệu chính lên Đền Thượng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, hàng năm tại Đình còn diễn ra 6 kỳ lễ chính: Lễ cầu đầu xuân năm mới, lễ cầu vào hạ, lễ hạ điền, lễ cúng cơm mới, lễ tạ ơn, báo lễ Vua Hùng… không chỉ thu hút nhân dân trong vùng mà còn là điểm dừng chân của du khách thập phương mỗi khi về thăm Đền Hùng.

Kết luận

Đình Làng Cổ Tích không chỉ là nơi nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, mà còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, hun đúc truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội tổ tiên, qua những tập tục, nghi lễ được tổ chức tại đình đã góp phần khơi gợi những giá trị văn hóa đặc trưng, tôn vinh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” mà bao đời nay dân tộc ta gìn giữ.

Tham khảo

  • http://www.viettri.gov.vn/tin-tuc/van-hoa-xa-hoi/dinh-co-tich-duoi-chan-nui-hung-2982-37.html
  • https://toc.123docz.net/document/2090330-dinh-co-tich-dinh-hy-cuong.htm

_________________________

Các ngôn ngữ khác 

Tiếng Anh (English)

Phu Tho, the birthplace of the Vietnamese nation, is renowned for its unique temple and pagoda architectures tied to the cultural and religious practices of the Hung Kings era. Among these, the Co Tich Village Temple is a national historical and cultural relic, located at the foot of Hung King Mountain in Co Tich Hamlet, Hy Cuong Commune, Viet Tri City. The temple was built in the 17th century, initially roofed with palm leaves, and has undergone several restorations. It features distinctive architecture with pillars, tiled roofs, and dragon carvings in the Post-Le style. Currently, the temple preserves a genealogical record written in 1470, detailing the history and deeds of the Hung Kings and their generals. The temple maintains the tradition of worshiping the Hung Kings and is the starting point for the main procession to the Upper Temple on the 10th day of the third lunar month every year. Additionally, the temple hosts six major annual festivals, attracting numerous locals and visitors. Co Tich Village Temple is not only a place of spiritual and cultural activities but also plays a significant role in fostering the nation’s tradition of “remembering the source when drinking water.”

Tiếng Trung (Chinese)

富寿省是越南民族的发源地,以其独特的庙宇和神殿建筑闻名,这些建筑与雄王时代的文化和宗教实践密切相关。其中,古迹村庙是国家历史文化遗迹,位于越池市熙冈公社古迹村的雄王山脚下。该庙建于17世纪,最初以棕榈叶覆盖屋顶,经历了多次修复。庙宇具有独特的建筑风格,包括柱子、瓦屋顶和后黎时代风格的龙雕。庙内现保存着1470年编写的族谱,记录了雄王及其将领的历史和事迹。古迹村庙保持着祭拜雄王的传统,是每年农历三月初十至上庙主要游行的起点。此外,庙宇每年举办六个主要节日,吸引了众多当地居民和游客。古迹村庙不仅是一个精神和文化活动的场所,还在促进民族“饮水思源”传统方面发挥着重要作用。

Tiếng Pháp (French)

Phu Tho, le berceau de la nation vietnamienne, est réputé pour ses temples et pagodes uniques, liés aux pratiques culturelles et religieuses de l’époque des rois Hung. Parmi eux, le temple du village Co Tich est un monument historique et culturel national, situé au pied de la montagne des rois Hung, dans le hameau de Co Tich, commune de Hy Cuong, ville de Viet Tri. Le temple a été construit au XVIIe siècle, initialement couvert de feuilles de palmier, et a subi plusieurs restaurations. Il présente une architecture distinctive avec des piliers, des toits en tuiles et des sculptures de dragons dans le style de la période post-Lê. Actuellement, le temple conserve un registre généalogique écrit en 1470, détaillant l’histoire et les actes des rois Hung et de leurs généraux. Le temple maintient la tradition de vénération des rois Hung et est le point de départ de la procession principale vers le Temple Supérieur le 10e jour du troisième mois lunaire chaque année. De plus, le temple accueille six grandes fêtes annuelles, attirant de nombreux habitants et visiteurs. Le temple du village Co Tich n’est pas seulement un lieu d’activités spirituelles et culturelles, mais joue également un rôle important dans la promotion de la tradition nationale de “se souvenir de la source en buvant de l’eau”.

Chấm điểm

Hình ảnh

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)