Khu di tích tâm linh Quán Đống (Thanh Oai, Hà Nội)

Khu di tích tâm linh Quán Đống (Thanh Oai, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

TỔNG QUAN

Khu di tích tâm linh Quán Đống tọa lạc tại địa phận Thôn Thượng, Làng Khê Tang, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là quần thể di tích văn hoá tâm linh có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự hình thành, phát triển của làng Khê Tang và lịch sử nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.

Quán Đống và Quán Quạ ( thôn Hạ làng Khê Tang) trước đây là hai địa điểm có địa thế cao nhất khu vực, đức thánh Hưng Đạo Đại Vương đã cho lập trại để chiêu mộ và rèn luyện quân sĩ tại đây.

Quán Đống là nơi thờ tự quan Bắc Đẩu, Quán Quạ là nơi thờ tự quan Nam Tào. Hai nơi này có mối quan hệ mật thiết với Đình Thượng và Đình Hạ (trước đây là Đền Hạ), là nơi thờ phụng nhị vị Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương và Linh Thông Hòa Thượng Đại Vương). Tương truyền nếu lấy đình hạ làm trung tâm thì khoảng cách từ Đình Hạ đến Quán Quạ bao nhiêu bước chân thì cũng chính bằng số bước chân từ Đình Hạ đi tới Quán Đống.

20210514_143226 (1)

BAN THỜ QUAN BẮC ĐẨU:

Theo truyền thuyết, Nam Tào – Bắc Đẩu là hai vị quan giúp việc cho Ngọc Hoàng Thượng Đế, Quan Nam Tào giữ sổ sinh, quan Bắc Đẩu giữ sổ Tử. Các ngài ghi chép lại thiên mệnh của mỗi con người từ lúc sinh đến lúc tử, quyết định vận số nghèo sang, lành dữ, hưng vong, khoa cử của nhân gian, sau khi chết phải đầu thai kiếp gì. 

MIẾU THỜ HAI CÔ:

Đến nay, không ai biết miếu thờ hai cô có từ bao giờ. Chỉ biết, thông qua nhiều đời truyền miệng của các cụ cao niên rằng hai cô (ca nương) là người địa phương khác, năm đó nước lụt dâng lên rất cao, hai cô yểu mệnh và gió thổi trôi dạt về đây, nhân dân thời đó đem an táng và thành lập miếu thờ dưới gốc cây đa. Hai cô rất linh thiêng, thường hiển linh giúp đỡ người đang cần trợ giúp, giáo huấn những người có tâm địa và hành động không tốt. Tại đây chứa đựng nhiều giai thoại về sự linh thiêng và bí ẩn mà nhiều sự việc không thể lý giải bằng lẽ thường tình.

 

20210514_142854 (3)

 

Nói về Miếu Hai Cô, cũng có một vài địa điểm khác thờ hai nhân vật này. Những câu chuyện được truyền miệng về hai cô gái xấu số cũng có những điểm khác biệt nhất định. Ví dụ như Miếu Hai Cô ở bãi giữa sông Hồng, gần gầm cầu Long Biên thuộc địa bàn Phú Xuyên, Hà Nội, có lời kể rằng cách đây 14 năm, vào một buổi chiều năm 2004, người dân xóm chài phát hiện một thi thể thiếu nữ trôi dạt vào chân cầu Long Biên. Cô gái khoảng 17 tuổi, hai tay bị trói chặt ra sau. Khi phát hiện, người dân nơi đây đã trình báo công an tiến hành vớt, khám nghiệm tử thi. Vì không có giấy tờ, cũng không có người thân đến nhận nên thi thể sau đó được bà con xóm làng chài chôn cất ở bãi đất dưới gầm cầu.

Khi câu chuyện về người con gái xấu số với cái chết trẻ, không người thân thích vẫn còn ám ảnh người dân làng chài thì sau đó không lâu, một câu chuyện đau lòng tương tự khác cũng lại xảy ra. Vào năm 2006, người dân tiếp tục phát hiện một cái xác trôi dạt vào bãi giữa. Đó cũng là một cô gái trẻ, thi thể đang phân hủy, trên người vẫn đang mặc bộ quần áo ngủ. Điều đáng nói là, thi thể cô gái có hai chân bị cột chặt vào nhau. Hình ảnh này khiến bất cứ ai chứng kiến cũng không giấu nổi sự ám ảnh, thương xót.

Cho đến nay, thực hư về câu chuyện hai cô vẫn là một câu hỏi chưa có minh chứng xác thực. 

CẦU ĐỐNG:

Là một trong ba nơi thờ tự thuộc quần thể khu di tích, ban thờ chúng sinh được lập tại đây. Nhà có kiến trúc không gian mở với 7 cửa xung quanh, từ nhiều đời nay nơi này được sử dụng với mục đích sinh nghênh, tử đống.

 

20210514_142757

 

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhân dân làng Khê Tang, những người con xa quê hương và cả những vị khách thập phương đã phát tâm để trùng tu, tôn tạo khu di tích tâm linh Quán Đống có diện mạo như ngày nay.

 

Chấm điểm

Hình ảnh

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)