Vương Bồng Sền (1972) Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa. NXB Xuân Thu 1972

Vương Bồng Sền (1972) Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa. NXB Xuân Thu 1972

Nội dung chính

Ấn phẩm “Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa” do tác giả Vương Hồng Sển biên soạn và tự ấn hành năm 1971. Ấn bản này hiện đang được lưu giữ tại quán sách Mùa Thu trong tình trạng rất tốt, được bao bìa cẩn thận với gáy và ruột sách nguyên vẹn. Sách bao gồm 50 ảnh và 9 hình vẽ do Hoàng Xuân Lợi trình bày, là cuốn thứ 4 trong bộ hiếu cổ đặc san gồm 6 cuốn do tác giả ấn hành.

Hàng ngàn năm trước, người Trung Hoa đã biết làm đồ gốm dựa trên hai yếu tố căn bản:
A. Bắt chước nước bóng của ngọc thạch,
B. Mô phỏng nước men lạc tinh của cổ đồng.

Đời Đường, Đỗ Phủ đã khen ngợi đồ sành men trắng: “da trắng như tuyết, tiếng gõ kêu thanh như ngọc”. Đến đời Ngũ Đại (907-960), vua chúa và vương hầu đều có lò sứ, tiêu biểu là đồ men xanh nước biển của vua Sài Vinh đời Hậu Châu. Qua đời Tống, nội phủ có lò gốm riêng cho vua dùng, đặt tại kinh đô Khai Phong. Đến đời Mãn Thanh, vua Khang Hy và vua Kiền Long trực tiếp giám sát việc sản xuất đồ sứ, gọi là đồ “Ngự đế chế”, nay rất quý giá. Vua Kiền Long còn viết các bài thi “ngự chế” để thác đề lên đồ sứ.

Theo cổ truyền, một món đồ sứ đáng gọi là “bảo vật” phải hài hòa với trời đất, mang lại sự ấm êm, hòa thuận khi cất giữ, và sự mát lành khi sử dụng. Đồ sứ phải quý như vàng bạc, trong như gương soi, đẹp như ngọc tốt, và không kỵ với nước, hương, thức ăn, hay hoa quả thường dùng.

Với sứ mạng gìn giữ và phát huy những tác phẩm xưa cũ có nguy cơ mai một theo thời gian, cùng với tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, chúng tôi tin chắc rằng tác phẩm này là một trải nghiệm tuyệt vời và là một bổ sung quý giá trong tủ sách của bạn.

Chấm điểm
Chia sẻ
Khảo Về đồ Sứ Cổ Trung Hoa

Nội dung chính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)