Nguyễn Cảnh tộc bi kí/Cúng tiền điền viên chí

Nguyễn Cảnh tộc bi kí/Cúng tiền điền viên chí

Thông tin cơ bản

Nguyễn Cảnh tộc bi kí/Cúng tiền điền viên chí
阮景族碑記/供錢田園誌
Kí hiệu: 2634/2635/2636/2637
Thác bản bia thôn Cát Ngạn xã Đô Lương 都梁社葛岸村, sưu tầm tại đền thôn Trường Thịnh xã Đô Lương tổng Đô Lương phủ Anh Sơn tỉnh Nghệ An.
Thác bản 4 mặt, khổ 58 x 93 cm và 18 x 72 cm, gồm 47 dòng chữ Hán và Nôm, toàn văn ước khoảng 1350 chữ, không có hoa văn, không có chữ húy.
Niên đại: Cảnh Hưng thứ 7.
Niên đại ước đoán: năm Thành Thái thứ 7 (1895).
Người soạn: Nguyễn Thái Trực 阮蔡直; học vị: Cử nhân.
Chủ đề:
– Gia phả, lai lịch dòng họ.
– Hành trạng, công tích nhân vật.
– Xây dựng, trùng tu di tích.
Tóm lược nội dung:
Lai lịch dòng họ Nguyễn Cảnh ở Cát Ngạn, Đô Lương. Họ Nguyễn Cảnh nguyên gốc ở Đông Triều, bắt đầu từ cụ Triệu Tiên hầu dời đến ở châu này, nhờ phát 3 ngôi mộ nên trải 3 đời đều được phong tước Hầu, tước Quận. Đến Thái Phó Tấn Quốc công [Nguyễn Cảnh Hoan] làm Tổng binh, đem quân đi đánh giặc Mạc, trung hưng nhà Lê, được triều đình khen thưởng, sau khi mất được chôn cất ở xứ Chú Mây thuộc Cấm Sơn, lại lập miếu thờ ở xã Đồng Luân tiến hành nghi thức quốc tế, các đời được phong mĩ tự, tôn hiệu là Trác Vĩ Thượng đẳng thần. Họ hàng của Tấn Quốc công như các anh em là Phấn Vũ hầu, Trung quận, Cường quận, Lập quận, con là Hào quận, cháu là Thắng quận, Lị quận, chắt là Liêu quận, Gia quận… đều được thế tập, nhiều người thi đỗ Hương cống, Hiệu sinh. Nhà thờ chính của dòng họ Nguyễn Cảnh ở thôn Trường Thịnh, còn có Trung từ và Hạ từ là do con cháu trong dòng họ xây dựng. Bia ghi lại tên họ, số tiền và ruộng của những người trong dòng họ đóng góp xây dựng nhà thờ và chi phí tế lễ.
Ghi chú: Niên hiệu “Cảnh Hưng” trên thác bản là ngụy tạo.

Chấm điểm
Chia sẻ

Hình ảnh văn bia

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)
Post