Trùng tu Bạch Hạc từ ký/Trứ huân lao biểu tâm sản
重修白鶴祠記/著熏勞表心產
Kí hiệu: 13938/13939
Thác bản bia xã Bạch Hạc tổng Nghĩa An huyện Bạch Hạc phủ Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên 永安省永祥府白鶴縣義安總白鶴社, sưu tầm ở đình xã Bạch Hạc tổng Nghĩa An huyện Bạch Hạc phủ Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.
Thác bản 2 mặt, khổ 80 x 150cm, gồm 41 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 2000 chữ, có hoa văn, không có chữ húy.
Niên đại: Khải Định thứ 7 (1922).
Người soạn: Nguyễn Văn Bân 阮文彬; quê quán: người xã Hữu Bằng tổng Thạch Xá huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội); học vị: Tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1901) đời vua Nguyễn Thành Thái; chức vị: Thái thường tự khanh lĩnh Vĩnh Yên tỉnh Tuần Phủ.
Người viết: Nguyễn Văn Cự 阮文拒; chức vị: Hàn lâm Thị độc sung Chánh hương hội.
Chủ đề:
– Xây dựng, trùng tu di tích.
– Thần tích, thần phả.
Tóm lược nội dung:
Ghi việc đền ở xã Bạch Hạc là một ngôi đền thiêng, trải lâu ngày một mép bên phía bờ sông bị sói lở. Năm Nhâm Tuất ông Nguyễn Hữu Cự cùng các hương lão trong làng hưng công chuyển đền về cách nền cũ hơn 100 thước. Lại tô lại các tượng Cao Vương, Thánh Mẫu thờ trong đền. Trong bia có ghi lại sự tích vị thần được thờ trong đền do Nguyễn Bính soạn gọi là “Bạch Hạc thần phả”. Thần sinh ra vào thời Lý Nam Đế, có công giúp nhà Tiền Lý giữ nước yên dân. Sau khi mất được phong Thượng đẳng thần.
Ghi chú: Một mặt bia viết nửa chữ Hán và nửa chữ Quốc ngữ.