Chùa Bảo Hà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)

Chùa Bảo Hà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)

Lịch sử

Chùa Bảo Hà có tên chữ là Linh Mưỡu tự, được xây dựng biệt lập giữa cánh đồng, thuộc địa bàn thuộc thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 35 km theo quốc lộ 10.
Theo truyền ngôn, chùa được khởi dựng vào đời Trần nho công của Thượng tướng Hoa Duy Thành cùng một vị quan đại phu cùng làng (việc này đã được ghi rõ trong tấm bia tạc năm Cảnh Hưng thứ hai – 1741, hiện còn lưu giữ trong chùa). Các vị sư tổ kế đăng trụ trì chùa gồm:
– Đệ nhất sư tổ Hòa thượng Chân Lộc Tuệ Minh;
– Đệ nhị sư tổ Như Nguyên thiền sư;
– Đệ tam sư tổ Thích Mậu thiền sư;
– Đệ tứ sư tổ Hải Chừng thiền sư;
– Đệ ngũ sư tổ Mật Hạnh thiền sư;

Kiến trúc

Chùa Bảo Hà quay về hướng Đông Nam, kiến trúc chính có bố cục mặt bằng kiểu “tả nhất hữu đinh” gồm tòa thờ tổ 5 gian ở bên phải Phật điện; Phật điện gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Chùa có 7 ngôi tháp cổ đời Lê và 4 tấm bia đá đời Nguyễn có nhiều giá trị phục vụ nghiên cứu lịch sử địa phương.

Hiện vật

Chùa Bảo Hà có tất cả 53 pho tượng cổ, trong đó nhiều pho có giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Tượng pháp ở chùa Bảo Hà hội tụ từ nhiều cổ tự trong vùng. Trước hết phải kể đến ba pho tượng Phật A Di Đà. Pho lượng A Di Đà lớn nhất được đặt ngồi trên toà sen theo lối kiết già, tay kết định ấn, trong lòng bàn tay là viên ngọc minh châu có niên đại cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tượng A Di Đà thứ hai được tạo vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là pho tượng đồng duy nhất trong chùa nhưng lại được sơn son thếp vàng, dễ lầm với tượng gỗ. Tượng cao 1,16m, được thể hiện ở tư thế đúng, tay phải buông xuôi, tay trái để ngang thắt lưng. Tượng mặc áo cà sa phủ kín gót chân, hai cánh tay để trần. Tượng Thích Ca Niêm Hoa cao 66cm, được tạc theo tư thế ngồi xếp bằng trên toà sen, đầu và mình tượng hơi nhô ra phía trước, tay phải cầm bông hoa sen tượng trưng cho ánh sáng Phật pháp. Tượng mặc áo cà sa hở vai phải bày tỏ sự kính trọng sư trưởng, các nếp áo được tả cách điệu trông rất sinh động, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII.

Trong chùa Bảo Hà còn có 7 pho tượng thánh nhân rất có giá trị. Pho tượng đặt ở vị trí giữa được tạc với tư thế ngồi trên toà sen, đầu đội mũ quận công, mình mặc long bào trang trí hình rồng, hổ phù, đao lửa, sóng nước. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là tượng Thượng tướng Hoa Duy Thành – Thành hoàng của làng Bảo Hà. Pho tượng mang tính nghệ thuật cao, được tạc theo phong cách điêu khắc thế kỷ XVII. Gian thờ Đức Ông có 5 pho tượng, trong đó đáng lưu ý là hai pho tượng nhỏ ngồi ngoài cùng. Thứ nhất là tượng Đức Ông Cảnh Cừ được tạo theo tư thế ngồi rất Ilh li mái: chân trái khoanh lại, chân phải đặt trên đầu gối chân trái, tay trái cầm nắm bàn chân phải, tay phải đặt trên đầu gối chân phải, đội mũ như cái gầu dai, mặc áo thụng. Tương truyền đây là bậc đàn việt đã bỏ tiền ra giúp Thượng tướng Hoa Duy Thành dựng chùa. Pho tượng thứ hai trông dáng ngồi rất giống tượng Nguyễn Công Huệ ở miếu Bảo Hà. Tượng đội mũ thất Phật, mặc
áo cà sa, vạt áo ngoài trễ xuống khuỷu tay phải, đầu vươn hẳn ra phía trước, lưng hơi gù, ngực và chân tay nở nang. Theo truyền ngôn đây là tượng Viên Giác thiền sư, hiệu là Linh Quang Nguyệt Đường đại lão Hoà thượng – người đứng chủ hưng công xây dựng chùa Linh Động
(Linh Ứng tự).

Các tượng thánh tăng ở chùa Bảo Hà được tạc như liền một khối, chân và tay không tách khỏi thân mình, các nếp áo chỉ mang tính tượng trưng, không chạm khắc rõ nét, mang đậm phong cách tượng rối cạn thế kỷ thứ XVIII.

Đặc biệt, 11 pho tượng tổ là 11 tượng chân dung, không pho nào giống pho nào. Tất cả các pho tượng đều tạc theo tư thế ngồi kiết già, tay kết ấn “tam muội”, mình mặc áo cà sa, đầu trọc. Sáu pho tượng có kích thước gần giống người thật được đặt trên cao, nơi long trọng nhất của nhà tổ; năm pho còn lại nhỏ hơn được xếp ở gian bên cạnh.

Thành tựu

Chùa Bảo Hà tổ chức giỗ tổ vào các ngày 20/3, 26/6, 7/9, 5/10 hằng năm. Cùng với miếu Bảo Hà trong cụm di tích chùa – miếu, chùa Bảo Hà là nơi lưu nhiều dấu ấn lịch sử. Vãn cảnh chùa ngắm tượng Phật mới thấy khâm phục cái tài hoa của nghệ nhân thời xưa và hiểu thêm tâm tư, khát vọng của người dân địa phương.

Năm 1991, cụm Di tích lịch sử miếu – chùa Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia. 

Chấm điểm
Chia sẻ
screenshot_1684295559

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *