Chùa Bảo Tháp (Thượng Phúc Tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Chùa Bảo Tháp (Thượng Phúc Tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung

Làng Thượng Phúc xưa gồm hai thôn độc lập: Nguyễn Thượng và Ngũ Phúc, có tên nôm là làng Hạ. Đến đầu thế kỷ XIX làng thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), các quan trấn Bắc Thành đề nghị cho nhập hai thôn này thành một thôn mang tên Thượng Phúc.

Chùa Bảo Tháp (Bảo Tháp tự) thuộc thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì còn được dân gian gọi là chùa Bồ Tát. Chùa được khởi dựng từ cuối đời Lý do vị hoàng thân nhà Lý là Hoàng thúc Lý Thầm (con vua Lý Cao Tông, chú của Lý Chiêu Hoàng) đến lập am và tu, chân thân của Ngài đã hóa thành địa mạch liên hoa.

Lược sử

Tương truyền, chùa Bảo Tháp được xây dựng vào cuối thời Lý, ban đầu là một am nhỏ. Người về đây tu hành đầu tiên là hoàng thân Lý Thầm.

Sang thời nhà Trần, năm 1328, ông Hồ Bà Lam là hoàng thân nhà Hồ về chùa Bảo Tháp tu hành. Ngoài tu hành niệm Phật, ngài còn đi thu nhận trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, cô nhi, quả phụ về nuôi dưỡng khiến lòng dân vô cùng ngưỡng mộ và ca ngợi ngài là Bồ-tát sống. Dân gian còn lưu truyền câu ca dao việc làm của ngài:

” Cô nhi quả phụ các nơi
Đến chùa đều được Tổ nuôi hàng ngày”

Người thứ ba đến chùa Bảo Tháp tu hành là bà Minh Từ Hoàng Thái hậu Hồ Thuận Nương, cô ruột của Hồ Quý Ly. Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông). Bà về đây ban đầu để tránh nạn quân Chế Bồng Nga thường tập kích và cướp phá kinh thành Thăng Long. Tương truyền khi bà đến chùa, nhà sư Hồ Bà Lam thấy bà tướng mạo cốt cách, nhân hậu, có căn duyên nên đã trao truyền y bát rồi sau đó thác hóa thành Phật.

Tương truyền, ngài Hồ Bà Lam đã giao chùa cho bà Hồ Thuận Nương rồi lập một giàn thiêu. Ngài lên giàn thiêu tụng kinh và sai đệ tử châm lửa. Lửa cháy rừng rực bốn bề mà hòa thượng vẫn điềm nhiên đọc kinh Địa Tạng rồi toàn thân Bồ Tát hóa thành than.

Sau khi ngài Hồ Bà Lam hóa Phật, bà Hồ Thuận Nương làm sư trụ trì chùa. Trong hơn 3 năm tiếp theo, bà đã cho tu sửa chùa, xây thêm chùa Dâu (Phúc Khê tự) ở làng Phúc Khê gần đó. Dân làng kính phục công đức của bà đã lập sinh từ (đền thờ sống) bà ở mé trước chùa. Sau, bà được triệu về kinh, trước lúc về bà mời cơm dân làng. Đúng lúc đó, có đám mây ngũ sắc sà xuống bao phủ, khi mây tan, bà không còn ở cõi trần nữa. Vua Trần hay tin vô cùng buồn bã, phong bà làm phúc thần, lệnh cho dân làng Thượng Phúc thờ phụng trong chùa Bảo Tháp và lập miếu Minh Từ trên nền nhà cũ.

Kiến trúc

Ngôi chùa Bảo Tháp tọa lạc trong khuôn viên um tùm cây xanh trên một mảnh đất rộng rãi và cao ráo, mặt quay về hướng Tây nhìn ra sông Nhuệ. Mé trước là miếu Minh Từ thờ bà Hồ Thuận Nương, trong miếu có bức đại tự “Đức Hợp Vô Cương” ca ngợi công đức to lớn của bà.

Chùa Bảo Tháp có quy mô khá lớn, bố trí các hạng mục đăng đối theo trục linh đạo gồm: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, hành lang, Thiêu hương và điện thờ Thánh Tổ. Chùa Bảo Tháp có hai lớp cổng, lớp cổng đầu tiên như một nếp nhà, trên bờ nóc có đề 3 chữ Hán “Bảo Tháp Tự” với hàng câu đối “Quang Cảnh Từ Bi Pháp Giới Quan” và “Thiền Môn Quảng Đại Chân Thường Lạc”.

Tam quan

Du khách bước qua cổng phụ mới xây sẽ thấy trong sân lớn có một bức tường dài với tam quan kiểu ngũ môn, ở giữa là nếp nhà ba gian khá đơn giản, hai bên có cửa ngách. Sau tam quan là con ngõ lát gạch dẫn khách đi thẳng qua vườn tháp mộ đến tiền đường.

Tiền đường

Tiền đường rộng 7 gian, cửa bức bàn chen lẫn với ba cửa xây vòm. Bộ vì mái làm theo kiểu “chồng giường kẻ chuyền” với 4 hàng chân cột. Các mảng chạm khắc hoa lá và hoa văn nằm trên các xà nách và kẻ nách. Tại chỗ nối giữa thượng điện trên hai lá gió có chạm khắc một hoạt cảnh hình như mô tả Đường Tăng cùng 3 đồ đệ đi Tây Thiên lấy kinh.

Thượng điện

Thượng điện gồm 5 gian với bộ vì kèo được làm kiểu bào trơn đóng bén. Sau thượng điện là một sân hậu rộng với hai dãy hành lang, giữa sân có một phương đình với bộ vì làm theo kiểu chồng rường giá chiêng. Chùa có 75 pho tượng Phật giáo, chủ yếu từ thế kỷ XIX, gồm hệ thống tượng gồm: Bộ tượng Tam Thế; A Di Đà; Quan Âm Chuẩn Đề; các vị Bồ Tát; Ngọc Hoàng, Nam Tào – Bắc Đẩu; Thổ Địa – Giám Trai; Kim Đồng – Ngọc Nữ,…

Thiêu hương

Ngay sau Thượng điện là tòa Thiêu hương. Bộ khung nhà được dựng trên bốn cột gỗ, chạm khắc đậm đặc đề tài vân mây, hoa lá… Hai dãy hành lang được làm bên sườn Thượng điện, mỗi bên 9 gian, kiểu tường hồi bít đốc, vì chồng rường, trốn cột.

Nhà Tổ nằm phía sau rộng 3 gian, đặt tượng các vị sư tổ từng trụ trì tại chùa và được tôn xưng là Thánh Tổ Bồ Tát.

Di vật

Ngoài các tượng Phật có giá trị nghệ thuật cuối thế kỷ 18, hiện nay chùa còn giữ lại được tấm bia “Bảo Tháp tự bi” ghi niên hiệu Quang Thái thứ 4 (năm 1391). Nội dung ghi: Đất chùa Bảo Tháp, đề ngày 15/3 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Thiệu Bình thứ 4 (năm 1437), ghi thêm việc tiến cúng ruộng vào chùa này, có tín chủ họ Ngô là Ngô Thi Bảo cúng 14 mẫu cho chùa. Tấm bia này được cho là một trong những tấm bia có niên đại sớm nhất trong số các bia tại các di tích lịch sử – văn hóa ở Hà Nội.

Trong chùa còn giữ được nguyên bản 32 đạo sắc phong (chủ yếu của miếu Minh từ), cuốn ngọc phả, tấm bia đá năm Quang Thái thứ 3 thời Trần Thuận Tông (1390), bia gỗ “Mộc Bản” khắc bài ký về việc sửa chữa chùa năm Bảo Thái thứ 7 (1726). Ngoài ra còn có quả chuông đồng đúc thời Gia Long (1813) cao 1,15m và khánh đồng đúc thời Thiệu Trị (1843) với kích thước 1,1mx1,36m. Hệ thống tượng Phật giáo có 75 pho tượng tròn mang niên đại thế kỷ 19 và tạo tác đẹp, gồm các bộ Tam thế Phật, Quan Âm Nam Hải, Di đà Tam tôn, Thập điện Diêm vương, Đức thánh Tổ,…

Chùa Bảo Tháp là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý – Trần, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, qua nhiều lần tu sửa, chùa vẫn là ngôi chùa đẹp, vừa cổ kính vừa trang trọng. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý, có giá trị về nhiều mặt nên rất được đông đảo du khách, tăng ni – Phật tử ghé đến. Và đặc biệt hơn, chùa Bảo Tháp là một trong số ít các ngôi chùa trong vùng xây dựng theo mô hình “Tiền Phật hậu thánh” hiện còn.

Sự kiện – Thành tựu

Năm 1990, chùa Bảo Tháp đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2001, miếu Minh Từ được UBND TP Hà Nội công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

The Bao Thap Pagoda, also known as the Bodhisattva Pagoda, is an ancient temple located in Thượng Phúc village, Tả Thanh Oai commune, Thanh Trì district. Originating from the two hamlets of Nguyễn Thượng and Ngũ Phúc, Thượng Phúc village was merged into one and renamed Thượng Phúc in the second year of Minh Mạng (1821). The pagoda was built during the late Lý dynasty, initially as a small hermitage, and later expanded during the Trần dynasty.

Throughout its history, the pagoda has been associated with significant figures such as Prince Lý Thầm and Lady Hồ Thuận Nương. It has become a place of meditation and virtue for these figures, with many spiritual stories and traditions passed down through generations.

In terms of architecture, the Bao Thap Pagoda has a large scale with structures such as the Three Gates, the Front Hall, the Upper Hall, and the Incense Hall. The precious Buddha statues and relics within the pagoda testify to its historical development and reverence.

The Bao Thap Pagoda was recognized as a national cultural heritage site in 1990, and the Minh Từ Temple was recognized as a city-level cultural heritage site in 2001. This serves as evidence of the role and cultural significance of the pagoda within the community and the country.

Tiếng Trung (Chinese)

寶塔寺,又稱菩薩寺,是一座位於大興區石門的古老寺廟。起源於夏侯家族,最初是一個小修道院,在朱元璋時期進行了擴建。

在其歷史上,這座寺廟與重要人物如李慎和何顯嬌有著密切的聯繫。對於這些人物來說,它已成為冥想和美德的場所,有許多精神上的故事和傳統代代相傳。

在建築方面,寶塔寺規模宏大,擁有三個門、前殿、上殿和香火殿等結構。寺內珍貴的佛像和遺物證明了其歷史發展和尊重。

寶塔寺於1990年被認定為國家文化遺產,而明德寺則於2001年被認定為市級文化遺產。這表明了寺廟在社區和國家中的角色和文化意義。

Tiếng Pháp (French)

Le temple Bao Thap, également connu sous le nom de temple Bodhisattva, est un temple ancien situé dans le village de Thượng Phúc, dans la commune de Tả Thanh Oai, district de Thanh Trì. Originaire des deux hameaux de Nguyễn Thượng et Ngũ Phúc, le village de Thượng Phúc a été fusionné en un seul et renommé Thượng Phúc la deuxième année de Minh Mạng (1821). Le temple a été construit à la fin de la dynastie Lý, initialement comme un petit ermitage, puis agrandi pendant la dynastie Trần.

Tout au long de son histoire, le temple a été associé à des personnalités importantes telles que le prince Lý Thầm et dame Hồ Thuận Nương. Il est devenu un lieu de méditation et de vertu pour ces figures, avec de nombreuses histoires et traditions spirituelles transmises de génération en génération.

En termes d’architecture, le temple Bao Thap a une grande échelle avec des structures telles que les Trois Portes, la Salle Avant, la Salle Supérieure et la Salle des Encens. Les précieuses statues de Bouddha et reliques à l’intérieur du temple témoignent de son développement historique et de sa révérence.

Le temple Bao Thap a été reconnu comme un site du patrimoine culturel national en 1990, et le temple Minh Từ a été reconnu comme un site du patrimoine culturel de niveau urbain en 2001. Cela témoigne du rôle et de la signification culturelle du temple au sein de la communauté et du pays.

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)