Tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài, tín ngưỡng cùng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của bộ phận lớn dân cư. Thờ cúng ông bà, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người có công với tổ quốc là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ. Xưa các cụ vẫn thường nói “ Chùa là Bùa làng”, chùa còn là trường học, là nơi tu dưỡng đạo đức văn hóa tâm linh, ngôi chùa giúp chúng ta trở về với Chân – Thiện – Mỹ, trở về với bản tính lương thiện, thanh tịnh vốn có của mình. Đồng thời góp phần bảo tồn phát huy những giá trị lịch sử văn hóa dân tộc trở thành một nơi danh lam thắng cảnh của quê nhà. Vì vậy, ở bài viết này Chonthieng.com giới thiệu cho bạn một địa điểm linh thiêng – Chùa Chính Thành.
Vị trí địa lý
Ngôi Chùa Chính Thành hiện đang tọa lạc tại Thôn Đốc Tín, Xã Đốc Tín, Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội.
Lược sử
Ngôi chùa cổ thôn Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội được xây dựng cách đây khoảng 300 năm. Từ xa xưa, ngôi chùa do dòng họ Đinh có truyền thống nhiều đời giữ chùa. Năm 1881 giặc Cờ Đen đã đốt phá chùa nhưng cụ Tự chùa Đinh Văn Quắc đã chấp nhận chịu cho giặc cắt tai, xẻo mũi để chúng không đốt phá chùa.
Năm 1848 do do chiến tranh tàn phá của giặc Pháp đã đốt phá hoàn toàn, chỉ còn sót lại 2 pho tượng Đức ông, được cụ Đinh Văn Chung, (Tự Pháp Thủy) là đời thứ 6 của dòng họ Đinh Giữ Chùa đã đưa tượng lên chùa Đốc Hậu và cho cả gia đình lên chùa sinh sống và theo con đường giáo lý nhà Phật giáo.
Năm 1991, Hội người cao tuổi và Hội động hương quyên góp phục dựng lại trên nền đất cũ. Bà Đinh Thị Bình, con gái cụ Định Văn Chung (Tự Pháp Thủy) tiếp tục giữ chùa cho đến khi có nhà sư về trụ trì…Sáng ngày 6/12/2020 (nhằm ngày 22/10 năm Canh Tý), tại thôn Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã long trọng diễn ra Đại lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Chính Thành trong niềm hoan hỷ của Chư tôn đức Tăng ni, phật tử và nhân dân địa phương về dự.
Kiến trúc
Sau quá trình xây dựng trong vòng 3 năm ngôi chùa Chính Thành khoác lên mình sự mới mẻ nhưng vẫn không kém phần linh thiêng. Kiến trúc tổng quan của ngôi chùa với màu sắc chủ đạo là màu vàng và nâu gồm 3 nhà: chính điện và hai nhà ở hai bên hữu tả. Tất cả dãy nhà thờ tự đều là nhà cấp bốn, tường sơn vàng, cửa gỗ nâu và lợp ngói đỏ – loại ngói được sử dụng khá phổ biến trong những công trình kiến trúc xa xưa, với đặc trưng mang hình ảnh như cánh hoa sen thanh cao, thể hiện khí tiết truyền thống đặc trưng của người Việt. Điểm khác biệt của Chính điện so với hai dãy nhà là kiến trúc 8 mái, trong khi hai nhà phụ chỉ là 4 mái, phần cổ chồng diêm ngăn cách giữa 2 tầng mái của khu vực chính điện tạo khoảng không gian thông thoáng ở mặt trước chùa và trang trí làm hài hòa cho tổn thể không gian. Tổng thể ngôi chùa được bao bọc bởi hàng cột hiên, đây là lối thiết kế chuẩn mực, với hàng hiên xung quanh ngăn cách ánh nắng tác động trực tiếp tới bề mặt tường, hạn chế ảnh hưởng bỏi thời tiết.
Đặc biệt trước sân chùa là không hoàn toàn được lát gạch mà được xe kẽ bởi các hàng cỏ xanh, điều này giúp tạo thêm không gian xanh cho chùa. Bên trong chùa thờ rất nhiều tượng Phật điển hình như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đường Tăng,…và các vật thờ tự khác.
Tham khảo
- https://giacngo.vn/ha-noi-khanh-thanh-chanh-dien-chua-chinh-thanh-post54051.html
- https://www.phattuvietnam.net/ha-noi-khanh-thanh-ngoi-dai-hung-bao-dien-chua-chinh-thanh-doc-tin/