Chùa Chổi (Chùa Khánh Hựu – Đan Phượng, Hà Nội)

Chùa Chổi (Chùa Khánh Hựu – Đan Phượng, Hà Nội)

Huyện Đan Phượng, Hà Nội những năm gần đây đang trở thành điểm vui chơi phổ biến với nhiều gia đình và các bạn trẻ. Không chỉ có vườn hoa hương sắc ngút ngàn, ruộng bậc thang hoa cải và hoa baby cũng là điểm đến tuyệt vời trong quần thể khu sinh thái.

Bên cạnh những vườn hoa mênh mông, những tiểu cảnh và kiến trúc đậm chất Đà Lạt, ở Đan Phượng còn có những ngôi chùa cổ kính, là điểm đến tâm linh dành cho du khách gần xa điển hình như chùa Tân Hải xã Trung Châu, chùa Già Lê xã Hồng Hà, chùa Hải Giác, miếu Hàm Rồng, các ngôi chùa Đôi Hồi xã Song Phượng. Ở đây ta cùng đi tìm hiểu về chùa Chổi – ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời tại Thủ Đô.


Vị trí địa lý


Chùa Chổi là một địa tâm linh tọa lạc tại thôn Thượng Trì, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.

Lược sử


Chùa Chổi có tên tự Khánh Hựu, “Hựu” là bảo hộ bảo trì cho nhân dân được no ấm mạnh khỏe cường thịnh, “Khánh” là luôn mang lại niềm vui cho nhân dân. Theo Thượng tọa Thích Thanh Hà, trụ trì chùa Chổi cho biết: “Chùa có từ thời vua Hùng Nguyên Vương, khi ngài lên Đan Phượng xây dựng thành đã nhận thấy: biểu đồ Đan Phượng là hình con rùa hướng ra sông chùa, đây là kết tinh của tinh hoa, phong tục gọi là cái tụ thủy, tụ linh, tụ hội khí thiêng của Đan Phượng. Lúc này, ngài cho xây chùa, chùa bắt nguồn từ thời vua Tiền Lý, trải qua các triều đại và gần nhất như thời Hậu Lê là có một vị quan thái úy (thái giám trong cung) hiện tại đang thờ ở miếu Xương Rồng và có văn bia ở chùa Chổi. Đây là người có công hậu khai sáng ngôi chùa Chổi và ngôi miếu Xương Rồng.

Kiến trúc


Phải nói rằng đây là ngôi chùa cổ kính, in sâu trong tiềm thức của những người con Đan Phượng, bởi Chùa Chổi là một trong những di tích lịch sử của xã gắn liền với câu ca được người dân lưu truyền: “miếu Xương Rồng, đầm Hồng, chùa Chổi”

Ngôi chùa mới được tu sửa lại khang trang hơn rất nhiều nên không còn mang vẻ xưa cũ, cổ kính. Từ cánh cổng đơn sơ xưa kia nay đã được xây lại thành cổng tam quan 2 tầng, mái ngói đỏ, trên cổng còn được viết chữ Hán tự màu đen. Sân chùa cũng được lát gạch trơn đỏ nhìn rộng rãi, thoáng mát. 

Nhưng có lẽ, kiến trúc nơi thờ tự của ngôi về cơ bản là vẫn giống cũ. Vẫn là nhà cấp bốn, vẫn là mái ngói màu đỏ tươi, nhưng khác ở việc được xây cao hơn bởi có thêm các bậc thang, cánh cửa làm bằng gỗ lim màu đỏ sẫm, cột trước hiên bằng đá xanh và rất rất nhiều chậu cây cảnh trong chùa. 

Chùa không chỉ là nơi thờ tự thiêng liêng mà còn là nơi giúp người ta tìm lại chốn bình yên, giãi bỏ sự phiền muộn trước những bộn bề lo toan của cuộc sống. Ngôi chùa Chổi cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên vẻ đẹp của huyện Đan Phượng nói riêng cũng như thủ đô Hà Nội nói chung. 

Tham khảo


  • https://dangcongsan.vn/kinh-te/them-3-diem-du-lich-o-ha-noi-569897.html
  • https://congly.vn/them-3-dia-diem-du-lich-moi-duoc-cong-nhan-tai-ha-noi-177493.html
  • https://kinhtedoisong.com.vn/thoi-su/bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-852.html
Chấm điểm
Chia sẻ
1. Chùa Chổi (Nguồn_FB Chùa Chổi)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *