Chùa Dàn (Phương Quang Tự – Thuận Thành, Bắc Ninh)

Chùa Dàn (Phương Quang Tự – Thuận Thành, Bắc Ninh)

Thông tin cơ bản

Tên gọi

Chùa Dàn còn có tên chữ của chùa là Trí Quả tự (chữ Hán:智果寺) trùng với tên của xã Trí Quả. Tuy nhiên tên chùa có lẽ đã tồn tại từ trước tên xã. 

Chùa thường được gọi là chùa Dàn, gọi tắt từ chùa Dàn Câu theo tên nôm của làng Phương Quan (làng Dàn Câu). Tuy nhiên cách chùa khoảng 800m, cùng xã Trí Quả, có một ngôi chùa nữa tại thôn Xuân Quan (làng Dàn Chợ) cũng tên là chùa Dàn nên chùa được gọi là Chùa Dàn Phương Quan hay Chùa Phương Quan để phân biệt. Chùa nằm ngay cạnh đình làng Dàn Câu nên cũng gọi chung là cụm đình – chùa Dàn.

Lịch sử chùa

Theo thư tịch cổ, chùa Dàn là một trong những chùa Tứ Pháp vùng Dâu, được khởi dựng từ thế kỷ II đầu Công nguyên. Nhưng trải lịch sử, chùa Dàn đã được các triều đại trùng tu và dấu ấn kiến trúc còn lại đến ngày nay là của hai thời Lê-Nguyễn.

Kiến trúc

Dấu tích Chùa Dàn từ thời Bắc thuộc không còn lại gì. Kiến trúc còn lại đến ngày nay là của thời Lê Trung Hưng – Nguyễn. Lần trùng tu gần đây nhất là năm 2017. Hiện quần thể di tích gồm chùa và đình Dàn liên hoàn theo kiểu “tiền Thần hậu Phật” gồm: tam quan, phương đình, tiền tế, ống muống, thượng cung; phía sau là tam bảo hậu, nhà tổ, nhà mẫu, tháp mộ, vườn cây bao quanh.

Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Dàn hàng năm thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan. Đây không chỉ là chốn tâm linh mà còn là nơi giúp các phật tử có thể chiêm nghiệm quần thể kiến trúc không ở đâu có được.

Nhìn thẳng sau Tam quan là phương đình thời Nguyễn khá đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái đao cong mới được phục dựng. Khu thờ tự chính của chùa gồm:

  • Tiền tế (còn được gọi là Đình Thượng) còn bảo lưu nguyên vẹn kiến trúc thời Lê – Nguyễn. Tiền tế có quy mô lớn với diện tích (21m x 9m) gồm 5 gian 2 chái với bốn góc đao cong vút, mái lợp ngói mũi, giữa bờ nóc đắp hình “Lưỡng long chầu nguyệt”, đầu kìm là 2 đầu rồng lớn; các góc đao được tạo dáng cong vút nhưng mềm mại duyên dáng, đầu đao trang trí hình rồng, phượng; bờ dải đắp nổi nghê chầu. Bộ khung được làm bằng gỗ lim to khỏe vững chắc (cột cái là 1,30m, cột quân là 0,85m), vì nóc kiểu “con chồng giá chiêng” ăn mộng với các hàng cột dọc và ngang, liên kết với hệ thống hoành, xà, cốn, bẩy.
  • Ống muống là một tòa nhà chạy dọc nối giữa Tiền tế và Thượng cung bằng hệ thống vì, cột, kẻ góc, diện tích (7,30m x 8,10m), gồm 3 gian, bộ khung gỗ lim liên kết với nhau bởi các hàng cột dọc và ngang dọc (chu vi cột cái là 1,0m, chu vi cột quân là 0,68m). Ngăn giữa Ống muống và Thượng cung là hệ thống cửa cấm được trang trí hoa văn rồng mây. Tại Ống muống là nơi đặt khám thờ và ngai bài vị của Thành Hoàng.
  • Thượng cung nối với Ống muống, gồm 1 gian 2 chái với 4 mái đao cong, đỉnh nóc đắp nổi “Lưỡng phượng chầu đề” rất độc đáo. Bộ khung được làm bằng gỗ lim chắc khỏe, liên kết với nhau bởi vì nóc và các hàng cột dọc và ngang (cột cái có chu vi 1,35m, cột quân có chu vi 1,0m). Trên câu đầu còn nguyên dòng chữ Hán ghi khắc năm trùng tu tôn tạo vào thời vua Thành Thái (1903):

Sau cùng là Tam Bảo hậu với kiến trúc thời Nguyễn, có kết cấu kiểu chuôi vồ gồm 7 gian tiền đường và 3 gian thượng điện, bộ khung gỗ lim chắc khỏe; vì nóc theo kiểu “con chồng, giá chiêng” liên kết với hệ thống cột, cốn ván mê, bẩy. Tam Bảo hậu là nơi có các lớp tượng về sau và cũng được bài trí như những ngôi chùa làng khác. Ngoài ra, còn có các công trình khác như nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà sư, vườn Tháp… tạo thành một quần thể di tích.

Ngoài ra chùa còn bốn tấm bia có niên đại triều Nguyễn.

Pháp điện

Chùa Dàn Câu là nơi thờ chính của Pháp Điện hay còn gọi “Đại Thánh Pháp Điện Phật ” đứng thứ tư trong Tứ Pháp, chủ quản về Chớp (chữ Hán:電 – điện), gắn lền với truyện Phật Mẫu Man Nương. Xưa Sĩ Nhiếp nhờ Man Nương vớt được cây Dâu trên sông trước của thành Luy Lâu, tạc thành 4 pho tượng Phật, tạc đến pho thứ tư thì trời có chớp liền đặt tên Pháp Điện, cho dựng chùa Trí Quả để thờ phụng, tên nôm của làng là Dàn nên Pháp Điện cũng được gọi là Bà Dàn. Cùng với Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, nhân dân quan niệm Tứ pháp là bốn chị em, trong đó Bà Dâu là chị cả, Bà Đậu là chị hai, Bà Tướng là chị thứ ba và em út là Bà Dàn.

Chùa còn lưu giữ được các sắc phong năm Chiêu Thống nguyên niên (1786), Bảo Hưng nhị niên (1802) phong cho Phật Pháp Điện và hai vị Thành Hoàng trong đình làng Dàn Câu:

  • Phật Pháp Điện: Đại thánh Pháp Điện dực thánh bản cảnh tuệ tĩnh tôn thần
  • Bản cảnh Thành hoàng: Thiên quang linh ứng đại vương
  • Bản xứ Thổ địa: Thổ kỳ linh ứng đại vương

Tượng Pháp Điện còn lại đến nay có niên đại khoảng thế kỷ 18, được công nhận là bảo vật quốc gia số 10, đợt 6 (năm 2017) cùng với ba pho tượng Tứ pháp còn lại. Tượng cao 1,7m, tọa thiền trên tòa sen mặt hiền từ phúc hậu, gò má cao, sơn màu đỏ tươi, mắt sáng mày cong, miệng mỉm cười tinh nghịch, bàn tay phải giơ lên, tay trái để trên đùi, trong lòng bàn tay có hạt minh châu. Bà Dàn là em út nên được tạc gương mặt trẻ và tươi vui nhất trong các tượng Tứ Pháp.

Trong lễ rước tượng của Hội Dâu, kiệu của Bà Dàn phải đi cuối, và do Bà Dàn tinh nghịch, nên bao giờ cũng phải chờ kiệu các chị đi một đoạn xa rồi mới đi theo, do trên đường bà Dàn sẽ cho kiệu chạy lung tung, rẽ phải rẽ trái, rồi chạy rất nhanh. Kiệu rước bà Dàn cũng phải đi kèm mục “đánh gậy” để dẹp lối cho các đoàn rước và lấy đất mở hội. Ba mươi hai thanh niên làng Dàn khoẻ mạnh, được phân công đi thành đoàn, mỗi người mang theo một cây gậy tre (gậy tre cuốn giấy đỏ bên ngoài thì gọi là “hồng côn”; gậy tre “bánh tẻ” đem xát muối, phơi nắng cho trắng thì gọi là “bạch trượng”), vừa đi vừa múa theo một vũ điệu nhanh, mạnh để mở lối.

____________________________

Tiếng Anh (English)

The Dan Pagoda, also known as Tri Qua Tu, is one of the ancient temples in the Dau region, built since the early 2nd century AD according to historical documents. Although the original name of the pagoda may have existed before the name of Tri Qua commune, it is commonly referred to as Dan Pagoda, originating from Phuong Quan village. The architecture of the pagoda mostly dates back to the Lê-Nguyen period, with regular renovations, the latest being in 2017. The complex of historical relics includes structures such as the forecourt, upper palace, and other constructions, forming a unique architectural ensemble. Dan Pagoda attracts many tourists annually, not only as a spiritual destination but also as a place to appreciate historical architecture. Furthermore, the pagoda is a site of worship for the Phap Dien, considered the fourth in the Tu Phap, and preserves royal decrees from the Nguyen dynasty. The Phap Dien statue and the remaining Tu Phap statues are recognized as national treasures. During festivals, the procession of the Ba Dan statue is particularly noteworthy, showcasing the playful nature of Ba Dan as she animates the parade.

Tiếng Trung (Chinese)

耽庵寺,又称智果寺,是位于豆地区的古寺之一,根据历史文件,始建于公元2世纪初。尽管寺庙的原始名称可能早于智果村的名称存在,但通常称为耽庵寺,源自于芳泉村。寺庙的建筑大多可以追溯到黎阮时期,定期进行翻新,最近一次是在2017年。历史遗迹的综合体包括前庭院、筒管、上宫殿等结构,形成了独特的建筑群。耽庵寺每年吸引许多游客,不仅是一个灵性的去处,也是一个欣赏历史建筑的地方。此外,寺庙还是法殿的供奉地,被认为是四法中的第四个,并保存了阮朝的王室法令。法殿雕像和其他残存的四法雕像被认定为国宝。在节日期间,拜耽庵像的游行尤为引人注目,展示了耽庵在游行中的俏皮天性。

Tiếng Pháp (French)

Le temple de Chua Dan, egalement connu sous le nom de Tri Qua tu, est l’un des temples les plus anciens de la region de Dau, construit des le debut du IIe siecle de notre ere selon des documents anciens. Bien que le nom d’origine du temple puisse avoir existe avant celui du village de Tri Qua, il est generalement appele le temple de Dan, provenant du nom du village de Phuong Quan. L’architecture du temple est principalement issue de l’epoque Le-Nguyen, avec des travaux de restauration reguliers, le plus recent datant de 2017. Le complexe du temple comprend des structures telles que des autels, des couloirs, des salles de priere et d’autres batiments, formant une image architecturale unique. Le temple de Dan attire de nombreux visiteurs chaque annee, non seulement en tant que lieu spirituel mais aussi comme lieu pour apprecier l’architecture historique. De plus, le temple abrite egalement le temple Phap Dien, considere comme le quatrieme dans la hierarchie des Quatre Temples, et conserve des insignes imperiaux de l’epoque des Nguyen. La statue du Phap Dien et les autres statues des Quatre Temples sont reconnues comme des tresors nationaux. Pendant les festivals, l’occasion de transporter la statue de Ba Dan est particulierement remarquee, avec l’espieglerie caracteristique de Ba Dan qui anime la procession.Le temple Dan, également connu sous le nom de Trí Quả tự, est l’un des temples anciens de la région de Dâu, construit depuis le début du IIe siècle de notre ère selon des documents historiques. Bien que le nom original du temple ait pu exister avant celui de la commune de Trí Quả, il est généralement appelé temple Dàn, venant du village de Phương Quan. L’architecture du temple remonte principalement à l’époque Lê-Nguyễn, avec des rénovations régulières, la dernière datant de 2017. Le complexe de reliques historiques comprend des structures telles que la cour avant, ống muống, le palais supérieur et d’autres constructions, formant un ensemble architectural unique. Le temple Dàn attire de nombreux touristes chaque année, non seulement comme lieu spirituel mais aussi comme lieu pour apprécier l’architecture historique. De plus, le temple est un lieu de culte pour le Pháp Điện, considéré comme le quatrième dans le Tứ Pháp, et conserve des décrets royaux de la dynastie Nguyễn. La statue du Pháp Điện et les statues restantes de Tứ pháp sont reconnues comme des trésors nationaux. Pendant les festivals, la procession de la statue de Bà Dàn est particulièrement remarquable, mettant en valeur la nature espiègle de Bà Dàn alors qu’elle anime le défilé.

Chấm điểm
Chia sẻ
1. Chùa Dàn (nguồn Photo Cms Baophapluat.zadn.vn)

Nội dung chính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)