Chùa Diệu Đế – (Diệu Đế Tự – Thành phố Huế – Thừa Thiên Huế)

Chùa Diệu Đế – (Diệu Đế Tự – Thành phố Huế – Thừa Thiên Huế)

Giới thiệu chung


Chùa Diu Đế tọa lạc tại số 110 đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa Diu Đế là mt trong ba ngôi Quc t ca triu Nguyn còn C đô Huế. Chùa có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tước rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.

Lược s


Xưa kia, chùa là một khu vườn rất đẹp, nơi Hoàng tử Miên Tông – con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm 1807. Sau khi Miên Tông nối ngôi với niên hiệu Thiệu Trị, vào năm 1844, vua Thiệu Trị sau khi nghe lời đề xuất của Thống quản thị vệ Vũ Văn Giải đã cho lập chùa Diệu Đế với mong muốn cầu phúc cho nhân dân. Nhà vua điều động 600 binh lính xây dựng chùa với quy mô đồ sộ, rộng rãi và lấy sông đào Đông Ba làm minh đường, đặt tên là Diệu Đế Tự và sắc phong làm Quốc Tự.

Tuy nhiên chùa cũng trải qua nhiều biến động lịch sử cho nên đã không còn như ngày xưa. Năm 1885 lúc vua Hàm Nghi đánh Pháp và phải bỏ kinh thành ra Quảng Trị, cung điện bị Pháp chiếm đóng, chính phủ Nam Triều phải trú ngụ và làm việc ở đây. Nhà cửa bị trưng dụng cho nhiều mục đích: Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên, Tường Từ Thất làm thành ngân khố và sở đúc tiền, một tăng xá biến thành nhà lao, một tăng xá khác thành đài quan trọng. Năm 1887 hầu hết các công trình kiến trúc của chùa bị triệt hạ, còn lại Đại Giác điện, Chung Lâu, gác Đạo Nguyên, Cổ Lâu, Trung ĐìnhTam quan Lâu còn giữ lại. Năm 1889, vua Thành Thái ban cho Hòa thượng Thanh Minh – Tâm Truyền 3000 quan tiền để trùng tu chùa Diệu Đế, tuy nhiên vẫn không thể khôi phục lại quy mô như cũ.

Đến năm 1910 thời vua Duy Tân, chùa đã được kiến thiết lại hoàn toàn. Năm 1950 chùa lại được đại trùng tu một lần nữa. Về cơ bản, diện mạo ngôi chùa hiện tại có từ hai đợt kiến thiết này.

Trải qua các biến cố lịch sử như vụ kinh đô thất thủ năm 1882năm 1885, hầu hết các kiến trúc xưa của chùa Diệu Đế đều bị phá hủy.

Năm 1904, một cơn bão lớn đã làm sụp đổ một số điện thờ. Đến năm 1910, gác Đạo Nguyên do bị hư hỏng nặng nên phải triệt hạ, chỉ còn lại Cổ LâuChung Lâu. Đến năm 1953, Hòa thượng Diệu Hoằng đã trùng tu lại chùa dưới sự giúp sức của Từ Cungcác Phật tử. Chùa Diệu Đế khi ấy có quy mô được thu gọn như ngày nay.

Trụ trì chùa


Hòa thượng Thích Đức Phương là trụ trì chùa hiện nay, Đại đức Thích Hải Đức đảm nhiệm Tri sự.

Kiến trúc


Khi mới xây, chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc này rất huy hoàng tráng lệ, được coi là một danh lam của đất kinh kỳ. Tương truyền, chùa có một Bảo Tháp làm bằng ngà voi cao khoảng 1m đặt trước Chính điện.

Về tổng quan, chùa nằm trong một mảnh đất rộng vuông vức, được giới hạn bởi bốn con đường. Ngoài cùng là cổng Tam quan hai tầng, xây dựng theo lối kiến trúc hai mái đặc trưng của Huế, phía trên có cơi lầu thờ đức Vi Đà Thiên Tôn quay mặt về chính điện.

Qua khỏi thành ngăn là “gác Đạo Nguyên” gồm một tòa nhà ba gian, hai tầng ở chính giữa. Ở cửa chính giữa treo bức hoành Diệu Đế Quốc Tự từ năm 1844. Bên trong nội điện có bốn cột lớn bằng xi măng cốt sắt được trang trí mây rồng ẩn hiện rất điệu nghệ. Ở tầng trên và chính giữa là bàn thờ Phật Thích Ca, ở bên trái và bên phải là hai bàn thờ của hai vị cổ Phật: Đức A NanCa Diếp. Sát vách bên trái còn có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử. Trần chính điện có bức tranh “Long Vân Khế Hội” xưalớn nhất Việt Nam. Ở tầng trệt của “gác” này là bàn thờ của các vị Kim Cang. Phía sau “gác” có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữ là lầu Hộ Pháp, sân trong có La Thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt “hồng chung”, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn.

Trung tâm chùa là điện Đại Giác đồ sộ, nguy nga ba gian hai chái. Gian giữa, án trên thờ tượng Phật Tam Thế, án dưới thờ thần vị của vua được sơn son thếp vàngchạm lưỡng long triều nguyệt. Tả hữu là Thiền đường hai gian thờ Bồ Tát Văn ThùPhổ Hiền Bồ Tát. Trên hai bên vách là những pho tượng của các vị A La Hán. Hai bên chính điệnTrí Tuệ Tịnh XáCát Tường Từ Thất. Sau chính điệnhai nhà tăng xáhai trù gia tức là nhà bếp.

Hai bên sân trước chùa còn có hai tòa nhà hình lục giác, là nhà bianhà để chuông.

Trước kia chùa Diệu Đế có ba bến thuyền ở phía trước, mỗi bến thuyền có 10 bậc lên xuống. Nay chỉ còn bến thuyền phía trước Tam quan.

Di vật


Văn bia

Ở chùa có tấm bia đá cao 1,90m rộng 1m, đặt trên bệ cao 0,65m dựng trong một nhà bia khắc những bài thơ của Vua Thiệu Trị vịnh về chùa Diệu Đế.

Pháp khí – Pháp bảo

Chùa Diệu Đế còn có bức tranh “Long vân khế hội” hay “Cửu Long ẩn vân” do họa sĩ Phan Văn Tánh dưới triều Nguyễn vẽ hình 9 con rồng vờn trong mây trên trần và 4 cột giữa chính điện. Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào 3/2008. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng.

“Đại hồng chung”, tôn trí tại Chung Lâu gần cổng Tam quan. “Đại hồng chung” thứ 2 được để trong lầu chuông Tiền đường chùa Diệu Đế, dùng để đánh chuông sớm hôm và các ngày lễ lớn của Phật giáo. Chuông đều được đúc vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).

Long vị mạ vàng thờ vua Thiệu Trị: Long vị ban đầu được chạm trỗ tinh xảo với thể thức lưỡng long chầu nguyệt và thiết trí phía trước chính điện, bên dưới tượng Phật Tam Thế. Về sau này, qua những thay đổi, Án thờ vua Thiệu Trị được thiết trí thành một án riêng nằm phía trước chính điện, trước án thờ Quan Thánh.

Bộ tượng Bát bộ Kim CangThập bát La Hán: 8 pho tượng Kim Cang rất lớn, tạc đứng với nhiều dáng điệu khác nhau, cùng với đó là 18 pho tượng nhỏ thập bát La-Hán với nét vẽ lông mày trắng biểu hiện các tâm trạng trầm tư…, vô cùng sống động, mang giá trị mỹ thuật cao. Với kiểu loại tượng được đắp bằng đất, cùng kiểu loại với tượng Bát bộ Kim Cang chùa Thiên Mụ, đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu, khám phá về kỹ thuật tạo tượng đầu triều Nguyễn cho đến về sau này.

Tham khảo


  • https://vinpearl.com/vi/chua-dieu-de-hue-kham-pha-lich-su-va-kien-truc-doc-dao-ngoi-co-tu-thieng
  • https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Chua-Dieu-De/newsid/B8027C5E-FB8C-4AB3-8ACF-FCD9D77002F7/cid/D2479568-F5B9-4393-8605-56045DF3489C
  • https://sdl.thuathienhue.gov.vn/?gd=20&cn=97&tc=2728
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Di%E1%BB%87u_%C4%90%E1%BA%BF
  • https://khamphadisan.com.vn/hue-chua-dieu-de-ngoi-quoc-tu-duoi-trieu-nguyen/
  • https://khamphahue.com.vn/du-lich/theo-chan-du-khach/tid/Chua-Dieu-De/newsid/31B4171C-D7C0-44BD-ABD8-C0EC60817688/cid/89957932-7D47-4940-A1D4-60456D2BCAED

 

Chấm điểm
Chia sẻ
3. Chùa Diệu Đế (Nguồn_ Google)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *