Chùa Do Nha (An Dương, Hải Phòng)

Chùa Do Nha (An Dương, Hải Phòng)

Thông tin cơ bản

Lược sử

Chùa Do Nha là một di tích cổ kính của làng Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, Hải Phòng. 

Chùa được xây dựng từ đời Trần, tên chữ là Triệu Tường ý nghĩa là ánh sáng điềm lành. Theo những văn bia, bút tích của cố Hòa Thượng Kim Cương Tử, chùa Do Nha được xếp vào danh sách 20 sơn môn ngoại truyền. Tục truyền, chùa do Thánh tổ Non Đông, người thôn Dưỡng Môn (làng Muống) thuộc huyện Kim Thành, Hải Dương xây dựng.

Kiến trúc

Chùa Do Nha được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, diện tích 4.714 m2. Trước đây, mặt chính ngôi chùa quay hướng tây, trong một lần tu tạo chuyển lại chùa hướng Nam như hiện nay.

Hiện còn dấu tích của lần trùng tu tôn tạo năm Chính Hòa thứ 2 (1682) là một cây thạch trụ cao 1,55m, dày 0,28m, trang trí dây hoa và khắc niên đại trùng tu tôn tạo chùa cũng như tên những người công đức xây dựng chùa. Một bia đá khắc đặc biệt, diềm trang trí đao lửa, lòng bia tạc tượng chân dung 2 nữ tín chủ họ Nguyễn và họ Đào dày công đức tu tạo chùa.

Chùa có cảnh quan thiên nhiên cổ kính, ao hồ, nhiều cây cổ thụ có độ tuổi trên 200 năm, phía dưới là một am thờ nhỏ, tương truyền là mộ vị Thành hoàng thứ ba – Bến Bãi Đại Vương.

Ở phía Tây, chùa có ngôi tháp cao 10 tầng được xây bằng đá xanh. Hình thức cây tháng tương tự như Bảo tháo ở một số chùa: Liên Hoa , Bà Đá (Hà Nội),… Theo bi ký, cây tháp khởi công xây dựng từ tháng 11/1944 đến tháng 4/1945, do Mai Tướng công cùng thê thất Nguyễn Thị Phúc cung tiến. Trước hồ nước có tượng Đức Phật Quán Âm Quá Hải do dân làng ở xa tiến cúng về.

Trước khu vực tòa Phật điện là cổng vòm được xây theo lỗi 2 tầng vọng lâu, 2 tầng đao mái nhỏ, 2 lỗi lên bằng bệ gạch ở hai phía. Trước cổng đắp chữ nổi Triệu Tường tự, phía trên troe quả chuông đồng cao 1,15m, rộng 0,58m giữa cửu vọng lâu.

Phật điện có cấu trúc kiểu chữ “Đinh” gồm 5 gian tiền đường, 3 gian chuôi vồ chứ đồ thờ tự cùng các pho tượng Phật. 

Hiện vật

Chùa Do Nha lưu giữ được một số hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Nổi bật là 3 pho tượng Tam thế ngồi trên tòa sen, bằng chất liệu đá xanh cao 0,75m (cả bệ đá), mang phong cách nghệ thuật thời Mạc. Tượng A Di Đà (trong bộ Di Đà Tam Tôn), tượng Quán Âm Nam Hải có 7 đôi tay trong thế thuyết pháp và cầm bảo vật, có niên đại nghệ thuật thời Mạc. 

Ngoài ra các pho tượng Đức Thánh tổ Non Đông, tượng sư Tổ Nhẫn, tượng Đức Ông, Quán Âm Tọa Sơn, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Hộ Pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong thế nhập cõi niết bàn. Các tượng Phật có niên đại từ thế kỷ XVIII đến XX.

Bệ đá hoa sen cao 1,18m, rộng 1,15m, dài 2,8m, nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo, các lớp cánh sen dày, 3 mảng chạm hình rồng phỏng theo phong cách điêu khắc rồng thời Trần.

Sự kiện

Chùa do Nha được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.

Tham khảo

  • Sách “Chùa Cổ Hải Phòng” (tập 1 – NXB Hải Phòng)
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)