Chùa Đông Thượng (Quốc Oai, Hà Nội)

Chùa Đông Thượng (Quốc Oai, Hà Nội)

Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu Công nguyên, cũng từ đây, các ngôi chùa dần dần mọc lên, cho đến lúc, gần như mỗi làng có một ngôi chùa. Qua gần 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, kiểu kiến trúc chùa cũng như Phật điện ở bên trong biến đổi cùng với thời gian và không gian. Mỗi ngôi chùa đều mang một vẻ đẹp riêng, là nơi thờ tự và nơi mà người ta tìm đến để kiếm tìm sự bình yên, thanh thản. Trong bài đọc này, hãy cùng Chonthieng.com giới thiệu tới các bạn một ngôi chùa đẹp tại Hà Nội – Chùa Đông Thượng.

Vị trí địa lý


Chùa Đông Thượng hiện đang tọa lạc tại Thôn Đông Thương, Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.

Kiến trúc


Nhìn một cách tổng quan, chùa Đông Thượng mang đầy đủ nét đẹp của kiến trúc chùa Việt Nam. 

Qua cánh cổng là đến sân chùa. Sân của chùa Đông Thượng được lát gạch đỏ, có bày đặt các chậu cảnh, cột đèn được tạc bằng đá với những đường nét tinh xảo, mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa khá rộng rãi, tạo nên một không gian thoáng đãng cho ngôi chùa.

Chùa được xây bởi ba nhà chính: chính điện, hậu đường gồm một dãy nhà bên phải và đằng sau. Xung quanh toàn bộ khuôn viên chùa được đặt và trồng rất nhiều cây cảnh, trong chùa còn trồng khá nhiều chậu lan đẹp và quý. 

Kiến trúc nổi bật nhất là chính điện, phần mái khá lớn chiếm tới 2/3 chiều cao của cả công trình. Chùa được xây 8 mái hay còn gọi là chồng diêm gồm có 2 tầng với 2 lớp mái chồng lên nhau. Kiểu kiến trúc này giúp không gian công trình trở nên thông thoáng. Mái chùa sải rộng ra tứ bề, tạo phần hiên lớn, giúp che mưa che nắng tốt, thích nghi với điều kiện thời tiết tại nước ta. Tương tự kiến trúc chùa truyền thống, phần mái chùa được tô điểm bởi các vật trang trí mang tính biểu tượng cao – tượng rồng. Với cấu tạo 2 tầng, cột lớn và thoáng, ánh sáng được phân bố đồng đều hơn, tạo chiều sâu và thâm sự uy nghi cho toàn thể mặt chùa. Đây là dạng kiến trúc thích hợp với những công trình có quy mô lớn.

Trước cửa chính điện có đặt một lư hương bằng đá rất lớn, trên lư có chạm khắc nhiều hoa văn tinh tế. Chùa được xây cách sân chừng 1m, cột chùa chia chính điện thành 5 gian, gồm các cửa hoàn toàn làm bằng gỗ. Hậu đường được xây phía sau chính điện, có kiến trúc đươn giản hơn, gồm mái ngói, tường xi và sơn vàng. 

Tuy mỗi chùa có một vẻ khác nhau không chùa nào giống chùa nào nhưng có một điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh cái ác. Bao đời nay, tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa Đông Thượng đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người Quốc Oai, vừa có ý nghĩa tâm linh vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tham khảo


  • https://www.facebook.com/commerce/products/ch%C3%B9a-th%C3%B4n-%C4%90%C3%B4ng-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-qu%E1%BB%91c-oai-h%C3%A0-n%E1%BB%99i/1642049765915615
 

 

Chấm điểm
Chia sẻ
1. Chùa Đông Thượng - HN

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *