Chùa Gia Lộc (Huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng)

Chùa Gia Lộc (Huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng)

Lịch sử hình thành

Chùa Gia Lộc tên chữ là “Sùng Khánh tự”, thuộc thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Căn cứ vào tài liệu đáng tin cậy là văn khắc chữ Hán trên cây “Nhất Thiên Đại Tự” mang niên hiệu Lê Vĩnh Thịnh (1705), ngôi chùa được tu dựng do tấm lòng công đức “Hằng tâm, hằng sản” của gia đình viên xã trưởng Nguyễn Minh Thành cùng vợ con đứng đầu danh sách số người đóng góp tiền.

Kiến trúc

Trải qua thời gian, khí hậu khắc nghiệt nơi đảo cát, ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tố quốc đã tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngôi chùa. Ngay từ đợt tổng kiểm kê di tích đình – đền – chùa – miếu trên địa bàn Hải Phòng, các cán bộ của Bảo tàng Hải Phòng đã nhận xét: chùa Gia Lộc (thời kỳ 1977- 1978) không còn kiến trúc mang dấu ấn nghệ thuật Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) mà chí còn kiến trúc thời Nguyễn được tu tạo lại về sau này.

Hiện vật

Hệ thống tượng pháp cổ, có giá trị.

Trước hết phải kể đến là pho tượng A Di Đà. Tượng cao 1m, ngang 45cm, dự đoán niên đại cuối thế kỉ XVIII được đặt tại vị trí trung tâm Phật điện, trong thế tọa thiền trên đài sen. Hai lòng bàn tay lồng vào nhau để khum trước lòng đùi. Tượng trong thế khoanh chân kiết tường lộ bàn chân phải, tóc xoắn ốc, đỉnh đầu lộ (linh tướng. Khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống như đang suy tư, sống mũi cao, miệng hơi mỉm cười. Tượng dược tạc mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều, áo không cổ lộ cổ kiêu ba ngấn. Đây là pho A Di Đà còn nguyên vẹn, màu sắc còn giữ được nguyên thủy (màu vàng kim).

 

Chua-Gia-Loc-Cat-Hai-Hai-Phong (2)

(Ảnh:Tượng Phật chùa Gia Lộc, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải)

Tượng A Di Đà được đặt trên một đài sen. Đài sen được tạo dáng nghệ thuật bởi 2 lớp cánh sen: một lớp cánh úp, 1 lớp cánh ngửa. Trên mỗi cánh sen được trang trí viền xung quanh hoa văn tay mướp, móc xoắn mang biểu tượng cầu mưa của cư dân nông nghiệp.

Tượng Quán Âm Nam Hải biểu hiện cho quyền năng vô lượng của Phật, tượng có 40 đôi tay, đầu tượng đội mũ có vành che lộ hình đôi rồng thời Lê chầu giữa viên ngọc minh châu đính trên đỉnh trán

Tượng Tam Thế gồm 3 pho đặt trên vị trí cao nhất của Phật đài, thể hiện tiếp nối 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Bộ tượng Thập Điện Minh vương gồm 10 pho, bài trí xung quanh hồi tường gian chuôi vồ, mỗi vị trong một tư thế, vẻ mặt

khác nhau. Ngoài ra còn có pho tượng như: Khuyến Thiện, Trừng Ác, tượng Đức Ông, tượng Tam Tòa Thánh Mẫu. Các pho tượng được bố trí hài hòa, phù hợp với không gian, cảnh sắc của chùa.

Bên cạnh rất nhiều tượng Phật, chùa Gia Lộc hiện còn bảo tồn được 6 văn bia có mang niên đại rải rác từ thời Lê Vĩnh Thịnh đến thời Nguyễn như: bia “Vĩnh Triều Thiên cổ” – niên hiệu Minh Mạng năm thứ 9 (1828), bia “Phối Hưởng bia ký” – niên hiệu Tự Đức nguyên niên 1848, bia “Vạn Đại lưu truyền” – Bia công đức chùa, niên hiệu Bảo Đại năm thứ 3 (1928).

Sự kiện

Chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Thành phố năm 2004.

  • Nguồn: Chùa Cổ Hải Phòng, Tập 2, Nxb Hải Phòng, năm 2017 (Chỉ đạo nội dung: Thượng Tọa Thích Thanh Giác – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Phật giáo thành phố Hải Phòng)
5/5 (2 bình chọn)
Chia sẻ
Chua-Gia-Loc-Cat-Hai-Hai-Phong (1)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *