Chùa Hang (Yên Mô, Ninh Bình)

Chùa Hang (Yên Mô, Ninh Bình)

Thông tin cơ bản

Yên Mô là một huyện vùng trũng phía Nam của tỉnh Ninh Bình. Phía Tây giáp Thành phố Tam Điệp, phía Nam giáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phía Đông giáp huyện Kim Sơn, phía Đông Bắc giáp huyện Yên Khánh. Nơi đây có một địa điểm được coi là thắng địa, đó chính là ngọn núi hình con voi hùng vĩ giữa không gian xanh mướt của những cánh đồng, nơi có ngôi chùa Hang linh thiêng. 

Lược sử

Chùa Hang cùng với Toàn bộ khung cảnh núi Voiđền thờ Lê Niệm là một quần thể di tích lịch sử danh thắng của thôn Phượng Trì, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình, đã được công nhận là di tích lịch sử. 

Chùa Hang làng Phượng Trì (Thiên Trì), huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đến nay chưa xác định được xây dựng từ thời kỳ nào, chỉ biết rằng vào khoảng thời gian tướng Lê Niệm được vua Lê Thánh Tông giao đắp đê Hồng Đức ngăn dòng nước mặn từ năm 1475. Trước khi về triều, tướng Lê Niệm chiêu mộ dân phu lập làng Thiên Trì, khi đó dân làng thấy hang đẹp, rộng lớn, có các bậc kệ như bậc thang … trong hang thấy mạch nước phun trào, nước trong và rất ngọt, mát … dân làng đào lên để lấy nước sử dụng cho sinh hoạt chung của dân làng. Khi đào vét giếng đá trong hang thì phát hiện 10 bức phù điêu bằng đá, tọa trên các toà sen đá. Khi làm sạch thì đó là 10 bức phù điêu khắc hình tượng Phật, tượng Thánh, dân làng đưa 10 bức phù điêu khắc hình tượng Phật, tượng Thánh và 10 bệ đá hoa sen lên kệ bậc thang trong hang tạo thành toà Tam Bảo trang nghiêm, từ đó nhân dân gọi là Chùa Hang, xây cổng Tam quan ở cửa hang và cử các bô lão thay nhau thờ phụng. 

Năm 1939 đến năm 1944, chùa có Sa Di Ni Vũ Thị Vê về chùa quán xuyến công việc và tu tập, sau Sa Di Ni Vũ Thị Vê hoàn tục. Năm 1944 dân làng cử ông Phạm Văn Nhưng về trông coi chùa. Đến năm 1990 dân làng cử ông Phạm Văn Tuệ; năm 2000 cử bà Vũ Thị Mùa về trông coi và quán xuyến công việc của chùa.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, chùa Hang và núi Voi, đền Lê Niệm là nơi tản cư, sơ tán của các cơ sở hoạt động phục vụ kháng chiến.  Từ năm 1946 đến 1949, trường Trung học Nguyễn Khuyến (trước kia là trường Thành Chung Nam Định) đã sơ tán về Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Chùa Hang và đền Lê Niệm chân núi Voi còn là nơi mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Cuối năm 1947, quân khu 3 đã tổ chức triển lãm “Liên khu 3 kháng chiến, kiến quốc” tại đền thờ Lê Niệm.

Năm 1949, quân Pháp nhảy dù vào Phát Diệm, Yên Mạc trở thành vùng vành đai trắng, là khu du kích, ngày đêm kiên cường chống giặc. Quân và dân địa phương đã chốt giữ núi Voi, kiên cường chiến đấu đánh bại hàng chục trận càn của địch, phối hợp với các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Quang Trung và chiến dịch Tây Nam Ninh Bình. Nơi đây trở thành căn cứ chống Pháp, là sở chỉ huy, bệnh xá cho bộ đội địa phương và dân quân du kích, là kho chiến lợi phẩm của Trung đoàn 57 và 66 thuộc Sư đoàn 304. Năm 1953 đến 1954 chùa Hang là nơi tiếp nhận thương binh, cứu chữa cho các thương binh; năm 1968 đến 1969 chùa Hang là trụ sở của Đảng ủy và ủy ban xã, nơi hộp họp của các cấp chính quyền.

Tổng quan kiến trúc

Không chỉ độc đáo bởi kiến trúc chùa trong hang, mà cảnh quan nơi đây còn được bao phủ bởi cây cối xanh mát quanh năm và những loài hoa đang khoe sắc, tỏa hương, đung đưa trong gió. Vậy nên, mặc dù là mùa nắng nóng, nhưng khi vãn cảnh chùa Hang vẫn luôn cảm thấy rất mát mẻ, trong lành, bình yên.

Di vật

Hiện nay chùa còn lưu giữ được 10 tấm phù điêu trong hang. Ngoài ra trên nhưng vách đá còn lưu lại một số tấm ma nhai (bia khắc trên vách đá) cổ.

Tham khảo

  • Sơ lược lịch sử chùa Hang, làng Phương Trì: https://yenmac.yenmo.ninhbinh.gov.vn/lich-su-va-danh-nhan-xa/so-luoc-lich-su-chua-hang-lang-phuong-tri-809.html

 

5/5 (2 bình chọn)

Video

Chia sẻ
Checkin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner app chỐn thiÊng 3 (60x90)