Chùa Hiếu Quang – Thừa Thiên, Huế

Chùa Hiếu Quang – Thừa Thiên, Huế

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung

Cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Nam, một ngôi chùa nhỏ không có bảng hiệu chữ quốc ngữ mà chỉ có ba chữ Hán đọc là Hiếu Quang tự ( Chùa Hiếu Quang), nên cái tên này dường như còn xa lạ với người dân xứ Huế, chỉ trừ một số phật tử có cơ duyên mới thường xuyên lui tới.

Lược sử


Lúc trước ở đây là mảnh vườn của cụ Công Tôn Nguyễn Phước Ưng Bàng, tự Hiếu Quảng, pháp danh Trừng Chơn. Cụ nguyên là Thượng thư bộ công dưới thời vua Bảo Đại. Cụ đã tự mình đứng ra điều khiển xay dựng thành ngôi chùa Hiếu Quang. Chùa bắt đầu xây dựng từ năm 1937, hoàn tất vào năm 1939. Sau đó, cụ Ưng Bàng làm tờ giao chùa chính thức để cúng cho hòa thượng Thích Thiện Trí làm chủ tọa vào năm Bảo Đại thứ 17, ngày 20 tháng 10 năm 1942.

Chùa Hiếu Quang được trùng tu nhiều lần. Lần đầu tiên vào dịp đúng 30 năm sau ngày chính thức nhận chùa, năm 1972. Hòa thượng điều hành và Đạo hữu Vĩnh Trực đốc công, đại trùng tu ngôi chánh điện. Bên cạnh đó, suốt từ thập niên 60, 70, 80 và 90 của thế kỷ XX , Thượng tọa Thích Quang Nhuận, đệ tử đắc pháp của hòa thượng, lần lượt sửa sang các kiến trúc trong chùa xung quanh ngôi Bảo điện như nhà chung, nhà bếp cho đầy đủ tiện nghị.

Chùa Hiếu Quang từ ngày được thành lập cho đến nay vẫn âm thầm hiện hữu và lặng lẽ có mặt trên vùng đất cố đô, nhưng ít người biết đến, có lẽ là vì bảng hiệu chữ Hán kia đã khiến không ít người khó nhận ra – không có chữ Quốc ngữ đã khiến nhiều người không đọc được. Nhưng có lẽ vì thế Chùa Hiếu Quang đã thể hiện được sắc thai riêng của mình trên vùng đất cố đô này. 

Kiến trúc


Như nhiều ngôi chùa khác, Chùa Hiếu Quang có cổng tam quan là lối vào chính của chùa. Ngoài cổng chính, chùa còn có một lối đi nhỏ đi thẳng vào tăng xá và tịnh trù nằm ở phía bên ngoài cổng chính.

Ngay giữa cổng tam quantrục chính đạo dẫn vào tiền đườngchánh điện ngang qua khuôn sân ngoài của chùa. Khuôn sân ngoài có rất nhiều cây: mai, liễu, mưng, tùng,…tạo nên bầu không khí trong lành, thoáng mát cho ngôi chùa.

Trong sân chùa còn có hai hòn non bộ như hai tấm bình phong để trấn yểm, trừ tà, xua đuổi vận đen, đồng thời tô điểm thêm quang cảnh cho ngôi chùa, cho quan khách một cảm giác như rủ bỏ mọi cảm giác mệt mỏi, thoát khỏi phàm trần. Hai hòn non bộ gồm những cụm giả sơn đặt giữa một bể nước lớn, trong bể nuôi rất nhiều cá kiểng đẹp.

Xung quanh chùa là những chiếc ghế bằng gỗ, đá để nghỉ ngơi. Qua khỏi sân ngoài lên 3 bậc tăng cấp là tiền đường kéo dài suốt ba gian được đúc cốt thép có mái ngói.

Sau tiền đường là chánh điện, thường được gọi là Đại Hùng Bảo Điện, đây là phần kiến trúc chính của ngôi chùa. Phần này là một ngôi nhà lớn gồm có ba ba chái, tòa nhà này có dáng hình chữ nhật. Kết cấu của chánh điện theo lối nhà rường cổ ba gian ba chái với kèo cột gỗ. Ba gian giữa là điện thờ tượng Tam Thế PhậtPhật Di Đà, bên phải thờ Phật Bà Quan Âm và bên trái thờ Thế Chí Bồ Tát. Phía sau chánh điện là tổ đường.

Cơ bản kiến trúc của chùa Hiếu Quang vẫn mang hơi hướng của chùa Huế, không đồ sộ, không khoa trương, nhưng tinh tế, mang nét đẹp bình dị và thanh thiết, gần gũi với người dân xứ Huế.

Tham khảo

  • https://123docz.net/document/3668221-van-khac-han-nom-chua-hieu-quang-hue.htm
  • https://vi.worldcombiz.com/m%E1%BB%A5c_l%E1%BB%A5c/th%E1%BB%ABa-thi%C3%AAn-hu%E1%BA%BF/ch%C3%B9a-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o/ch%C3%B9ahi%E1%BA%BFuquang#

 

5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)