Lịch sử
Chùa Lôi Động tên chữ là Lã Tiên tự. Làng Lôi Động có tên Nôm là làng Lở thuộc xã Hoàng Động, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Chùa Lôi Động. Dân gian gọi là chùa Lở, là một trong những ngôi chùa lớn vào bậc nhất của huyện Thuỷ Nguyên.
Tương truyền, Chùa Lôi Động được dựng vào thời Lý (1010-1226)?, nhưng ngôi chùa xưa cũ ấy không còn lưu lại một chút dấu vết gì, chiến tranh giặc dã và lũ lụt đã tàn phá tất cả, chỉ còn lưu lại địa danh như đường Tam Bảo, đường Ông Sãi…
Công việc dịch chuyển và xây dựng lại chùa Lôi Động ở vị trí hiện nay diễn ra như thế nào, quy mô chùa ngày ấy ra sao… vẫn chưa tìm được lời giải. Dấu vết cổ xưa nhất của chùa còn lưu lại là những tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), Chính Hoà (1680-1705) và 1 pho tượng đá mang phong cách nghệ thuật thời Mạc (1572-1595). Tuy đã trải qua nhiều lần sửa chữa nhỏ nhưng về cơ bản chùa vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính. Công trình kiến trúc hiện tồn là kết quả của cuộc đại trùng tu và các đợt sửa chữa nhỏ diễn ra dưới triều Nguyễn (1802-1945). Lần sửa chữa gần đây diễn ra vào những tháng đầu năm 1994.
Kiến trúc
Chùa Lôi Động là một quần thê kiến trúc gồm nhiều toà ngang dãy dọc. Toà Phật điện hình chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đuờng và 3 gian hậu cung, khoảng giữa 2 ngôi nhà có dựng mái “vỏ cua” biến thể và nhà khách 5 gian. Tất cả các tòa nhà đều được dựng bằng gỗ lim. Chùa quay hướng chính Tây, nhìn ra sông Cấm quanh năm đỏ nặng phù sa. Tam quan chùa là một kiến trúc đồ sộ với những mái đao cong vút.
Tam quan đồng thời cũng là gác chuông của chùa nên được xây theo kiểu “2 tầng 8 mái”, đắp nổi các đề tài trang trí hình tứ linh, tứ quý, mặt nguyệt, hổ phù. Hiện nay, cổng chùa xây theo kiểu nhất môn, 2 tầng 8 mái, nằm bên trái Phật điện. Vượt qua Tam quan cũ là đến khu “Thiền viện tháp Phật” gồm có 5 ngôi tháp mộ các vị sư Tổ và một cây hương lớn kiểu ngôi lầu 3 tầng là nơi an vị thần tượng vua Mạc bằng đá. Tiếp nối giữa thiền viện và Phật điện là một khoảng sân nhỏ. Từ sân lên Phật điện có hệ thống thành bậc 2 cấp, dài suốt 5 gian toà tiền đường.
Phật điện là một công trình kiến trúc hình chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, ngách sườn bên trái hậu cung mở một cửa đi lại nhỏ thông sang nhà khách. Nền nhà khách thấp hơn nền Phật điện khoảng 60 cm. Nhà khách 5 gian quay hướng Nam, mở ra sân chùa phía sau. Sân chùa khá rộng, lát gạch Bát Tràng vuông. Toà nhà Tổ quay theo hướng Tây giống như hướng của Phật điện. Các kiến trúc của chùa Lôi Động đều làm từ gỗ lim, tường hồi xây kiểu bít đốc, lối bổ trụ đấu chắc khoẻ, mái lợp ngói mũi hài, rêu phong, cổ kính, bờ nóc đắp bằng vôi vữa để trơn không trang trí gì.
Hiện vật
Chùa Lôi Động còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật. Khu vườn tháp được quy hoạch gọn gàng trước toà Phật điện có một cây hương xây bằng gạch kiểu 2 tầng 8 mái. Cây hương mang dáng dấp long đình thường gặp ở các di tích cổ ở nước ta, hong lòng đặt một pho tượng vua Mạc bang đá khá lớn, xấp xỉ bằng người thực. Tượng được làm từ phiến đá vôi liền khối phủ ngoài bằng một lóp sơn son thếp vàng dầy một ly rưỡi, đầu đội mũ bình thiên, viền mũ trang trí vân xoắn ba vòng hạt tròn nổi. Mặt vuông chữ điền, mũi thang, tóc ngắn liền khối tạo sóng 3 lớp, cằm ưòn đều. Hai lạy chắp trước ngực, long bào phủ kín tay.
Tương truyền, trong một lần lánh nạn binh đao, vua Mạc cải trang ẩn cư trong chùa. Sau đó, Ngài đã bí mật tìm kế thoát thân, bỏ lại chùa toàn bộ hành trang của mình. Nhờ số vàng bạc nhà vua để lại mà dân làng có diều kiện xây dựng chùa khang trang. Để ghi nhớ ơn này, dân làng đã tạc tượng thờ tại chùa. Tòa Tam Bảo chùa Lôi Động bày trọn trong 3 gian hậu cung. Bệ tượng xây bằng gạch cao dần từ ngoài vào trong. Tượng Phật ở đây có kích thước nhỏ, niên đại HậuLê và Nguyễn. Ớ nơi sâu nhất và cao nhất Phật điện là hàng tượng Tam Thế, gồm 3 pho giống hệt nhau. Dưới hàng tượng “Thường Trụ Tam Thế diệu pháp thân” là bộ Di Đà Tam Tôn: Pho ở giữa là tượng A Di Đà, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Hàng tượng tiếp theo là tượng Đức Thế Tôn Thuyết Pháp, rồi đến tượng Quán Âm Tống Tử, tượng Thích Ca Sơ Sinh…
Chùa Lôi Động hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị. Đó là quả chuông đồng (cao 1,4m, đường kính miệng 0,65 m) được đúc vào thời Minh Mạng (1820-1840). Tượng tổ (2 pho, cao 80cm) được làm theo lối tượng chân dung. Tượng mô tả hình dáng của các vị tăng sư mặc áo cà sa, ngồi thiền trên bệ gỗ, mặt gầy, trán cao, tai lớn, thần thái đầy vẻ suy tư.
Các tấm bia Hậu Phật với niên đại trải dài từ Chính Hòa (1680-1705), Cảnh Hưng (1740-1786), Gia Long (1802- 1819) đến Khải Định (1916-1925). Những tấm bia này đều là những tài liệu văn tự quý đang được bảo vệ, giữ gìn. Thạch thiên đài trụ: (cao 1,9m, rộng 0,24cm) dựng ở vườn chùa, bốn mặt trang trí và khắc chữ Hán, dựng năm Chính Hòa thứ 6 (1685) ghi tên các thiện nam tín nữ đóng góp tiền của cho chùa.
Chùa Lôi Động đã được Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia