Chùa Long Phước (Tuy Phước, Bình Định)

Chùa Long Phước (Tuy Phước, Bình Định)

Thông tin cơ bản

Vị trí – Tên gọi


Chùa Long Phước tọa lạc tại thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến với Tuy Phước.

Từ trung tâm TP Quy Nhơn đi theo QL 19 khoảng hơn 10 km đến ngã tư thị trấn Tuy Phước thì rẽ phải, đi khoảng 5 km nữa đến ngã ba cây xoài (thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận), tiếp tục rẽ phải theo con đường liên thôn khoảng 1 km nữa, nhìn về phía bên tay phải của bạn – chùa Long Phước hiện lên giữa đồng lúa mùa này đang chín vàng đẹp mắt.

Chùa Long Phước được mệnh danh như ngôi chùa Thiếu Lâm Tự của Việt Nam. Chùa nổi tiếng về võ thuật.

Sơ lược


Xưa nay đây là nơi truyền dạy võ thuật cho các tăng sinh và có khi cho cả người ngoài, và đây cũng là ngôi tổ đình đầu tiên của phái thiền Lâm Tế – một nhánh của Thiếu Lâm tự, bởi vậy nhiều người xem đây như là “Thiếu Lâm tự” đầu tiên ở nước ta.

Thiếu Lâm tự là thiền tông có võ thuật do đức Bồ – Đề Đạt – Ma khai sáng. Đến đời tổ thứ 6 – đức Lục tổ Huệ Năng chia làm năm phái, trong đó có phái thiền Lâm Tế. Trên đường hành đạo từ Trung Quốc sang nước ta, thiền sư Nguyên Thiều của phái Lâm Tế đã dừng lại ở Bình Định, khai lập nên chùa Thập Tháp vào năm 1677” – thượng tọa Thích Viên Kiên – một trong những thiền sư trụ trì chùa Thập Tháp – giải thích. Sau đó, thiền sư Nguyên Thiều cũng như các vị thiền sư kế nghiệp đã đến khai lập thêm nhiều ngôi chùa khác trong vùng, trong đó có chùa Long Phước.

Thượng tọa Viên Kiên kể thời tổ sư Nguyên Thiều đến khai nghiệp, đây vẫn còn là vùng đất sơ khai, hoang dã, tổ sư cùng những vị sư tăng kế tiếp đã giúp các chúa Nguyễn không ít trong việc khai hóa. Để chống chọi với các loài mãnh thú cũng như kẻ bất lương, võ thuật là một trong những phương tiện thích dụng. Bởi vậy võ thuật được các vị tăng sư truyền dạy trong chùa đã lan ra ngoài bằng nhiều cách để giúp đời. Chuyện kể của thượng tọa Viên Kiên: “Thời trước thú dữ ở vùng này rất nhiều.

Đến đời tổ Liễu Triệt – vị tổ thứ ba của chùa Thập Tháp, cách nay khoảng 300 năm – ngay ở vùng đồi bên chùa Thập Tháp vẫn còn nhiều thú dữ, hùm cọp, trong đó có con cọp trắng thường luẩn quẩn quanh chùa. Nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông mõ mãi con cọp trắng đó cũng đổi tính, hết hung dữ, trở nên hiền lành, cứ lảng vảng gần chùa hơn mỗi lần nghe kinh cầu. Sau nó chết bên chùa, được thiền sư Liễu Triệt cho chôn và xây mộ kề sau chùa. Mộ nó vẫn còn, mới đây chúng tôi mới cho trùng tu”.

Khởi từ ngôi tổ đình Thập Tháp trên 300 tuổi, những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” của dòng thiền Lâm Tế đã góp vào đáng kể cho sự phát triển và tồn tại của nền võ thuật Bình Định. Những thành quả đã thấy được nhưng điều sâu xa là sự lan tỏa chiều sâu.

“Võ nhà chùa đã góp phần làm sâu thêm tinh thần đạo đức của võ Bình Định” – lão võ sư Trương Văn Vịnh, người từng tham gia truyền dạy võ thuật ở sân võ chùa Long Phước – nhận xét. Tinh thần thượng võ trong nền võ thuật Bình Định có phần góp vào qua thẩm thấu lâu bền từ căn cốt võ thuật của những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” nơi vùng đất này.

Kiến trúc


Chùa được ôm ấp bởi những cánh đồng xanh ngát, mênh mông, thoang thoảng thơm ngọt mùi lúa mới. Khung cảnh thanh vắng, mộc mạc của làng quê càng làm cho chùa Long Phước trở nên bình dị, trang nghiêman nhiên. Khuôn viên chùa thoáng mát, rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên. Kiến trúc chùa đơn giản, bình dị.

Cảnh chùa rất đẹp, những công trình kiến trúc cũ và mới hài hòa đan vào nhau, chùa có nhiều tượng đẹp, nhiều loại hoa đẹp và lạ.

Thầy Vạn Nguyên cho hay sau Tết âm lịch Kỉ Hợi chùa sẽ khởi công xây dựng công trình Trung tâm Luyện Võ Chùa Long Phước: Sẽ có Nhà thi đấu bài bản ở tầng 1Nhà Thờ Tổ tầng 2Phòng trưng bày những binh khí, những hình ảnh, vật phẩm tư liệu, lịch sử của chùa, hai bên là 2 dãy nhà ở cho võ sư, võ sinh, sân tập võ nằm trung tâm – một không gian rộng lớn chính giữa.
 
Bản thiết kế đã hoàn thành, nhưng vì kinh phí xây dựng công trình Chùa Long Phước – Chùa Võ Thuật đến từ các Mạnh Thường Quân, Phật Tử của chùa nên thực chất Thầy cũng chưa biết công trình sẽ hoàn thành khi nào, có kinh phí đến đâu thì làm đến đó.

Di vật


Chùa Long Phước còn giữ khá nhiều di vật có giá trị như Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng uy nghiêm giữa sân chùa, ngôi tổ đình Thập Tháp trên 300 tuổi…

Nét nổi bật của chùa


Đến vãn cảnh chùa được thưởng thức những tiết mục biểu diễn võ cổ truyền đặc sắc, ở Việt Nam chỉ có ở chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước), ngôi chùa có bề dày truyền thống bảo tồn và phát huy những bài võ bí truyền, độc đáo của võ cổ truyền Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tham khảo


  • https://hiquynhon.vn/chua-long-phuoc/
  • http://binhdinh.tintuc.vn/du-lich/ve-dat-vo-binh-dinh-ghe-tham-ngoi-chua-de-nhat-vo-hoc-long-phuoc.html
  • https://www.goldenlife.vn/chua-long-phuoc-binh-dinh-ngoi-chua-vo-thuat/
  • https://tuoitre.vn/vo-binh-dinh—gin-giu-cua-bau-ky-2-nhung-ngoi-chua-thieu-lam-tu-278812.htm
  • https://binhdinh77.com/du-lich-binh-dinh/chua-long-phuoc-3269
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)