Chùa Muống (Kim Thành – Hải Dương)

Chùa Muống (Kim Thành – Hải Dương)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu 

Chùa Muống tọa lạc tại địa phận xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Chùa Muống có tên chữ là Quang Khánh tự, trước Cách mạng thuộc xã Dưỡng Mông, tổng Phù Tải, Chùa ở tả ngạn sông Văn Úc.

Lược sử

Tương truyền, vào thời vua Lý Công Uẩn, dân đến khai khẩn vùng đất Dưỡng Mông, lúc đầu đất chua phèn, chỉ có rau muống là nguồn thức ăn chính. Sau cải tạo, đất trồng được hoa mầu và cây lương thực, cư dân đông đúc, lập thành làng. Để nhớ những ngày đầu gian khổ sống nhờ rau muống, những già làng đề nghị đặt tên là Dưỡng Mông, có nghĩa là nhờ cây rau muống mà tồn tại.

Kiến trúc

Chùa Muống là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm ở đất Kim Thành, đến thời Trần do sư Tuệ Nhẫn, một môn đệ của thiền phái Trúc Lâm chủ trì xây dựng, mở rộng khang trang. Đến thời Nguyễn chùa có trên 120 gian, có tài liệu ghi là 124 gian, 32 tháp sư, hàng trăm pho tượng cổ và nhiều bia ký có giá trị.

Chùa được quy hoạch trên khuôn viên rộng 15.000m². Chùa Muống là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Hải Dương. Lê Thánh Tông hai lần viếng thăm đều có thơ khắc vào bia đá. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Sau ngày miền Bắc giải phóng, chùa bắt đầu được khôi phục, đến nay cũng chỉ đạt một phần nhỏ của kiến trúc cũ. Riêng hệ thống tháp vẫn được bảo tồn như xưa.

Lễ hội

Lễ Hội chùa Muống bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của sư Tuệ Nhẫn, một cao tăng đồng thời còn là một lương y, người công xây dựng nhiều chùa lớn như: Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), Siêu Loại (Bắc Ninh), Đông Khê, Do Nha (Hải Phòng). Nhà sư viên tịch ngày 27 tháng giêng, năm Ất Sửu, Khai Thái thứ hai (1325). Sau khi mất, nhà sư được nhân dân tôn làm Thành hoàng làng.

Lễ Hội chùa Muống là lễ hội lớn của Hải Dương, thu hút hàng vạn người tham gia.. Hiện nay, lễ hội chùa Muống vẫn được duy trì nhưng không được như xưa. Tuy nhiên, một số thuần phong mỹ tục vẫn tồn tại như: vào những ngày hội, các cụ bà phân công nhau đứng hàng dài trước cửa chùa, bưng cơi trầu, niềm nở mời khách thập phương, gây thiện cảm từ đầu cho khách đến dự hội.

Ngày 25 có nghi lễ rước bánh dầy: Theo tập tục của người dân nơi đây là dùng những sản vật do chính họ làm ra trên mảnh đất này, để dâng lên Thánh tổ, sản vật của họ là những hạt gạo nếp thơm ngon tròn trịa, đồ thành xôi, thơm nức, giã mịn tạo thành những chiếc bánh to nhỏ đủ cỡ đặt lên mâm, có những chiếc bánh dầy lớn đặt trên mâm gỗ, đây là tín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng lúa nước thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Ngày 26 là ngày chính hội, từ sáng sớm, nhân dân địa phương và các Phật tử gần xa đã tấp nập tập kết ở chùa, xếp thành đội ngũ để chuẩn bị rước. Cũng giống như các lễ hội ở đình làng, các dụng cụ như kiệu bát cống, bát bửu, long đình, tàn, tán, lọng… được chuẩn bị kỹ càng và là dụng cụ rước truyền thống của địa phương. Đây là một điểm khác biệt của chùa Muống so với các ngôi chùa khác. Đi đầu đoàn rước là phường bát âm, rồi đến bát bửu, đến tàn lọng, kiệu hoa lễ, kiệu bát cống rước tượng Thánh tổ Từ Giác Quốc Sư, sau cùng các Phật tử và nhân dân. Trước đây, có 3 kiệu bát cống trên có tượng Thánh Phụ, Thánh Mẫu và tượng Từ Giác Quốc Sư, 3 pho tượng này thường được rước đến tam quan chùa để làm lễ, sau đó lại rước về an vị trong điện tổ. Lễ rước kiệu ở di tích giống như lễ rước kiệu ở các đình đền Việt Nam.

Buổi tối ngày 26 có lễ Mộc dục (lễ tắm tượng): sau khi đọc kinh, các sư cùng các Phật tử tiến hành nghi lễ tắm tượng. Tất cả các pho tượng đều được tắm rửa bằng nước sạch, có pha nước ngũ vị thơm lừng, nghi lễ này chỉ diễn ra một lần trong năm và vào đúng tối 26 tháng giêng.

Ngày 27, Phật tử các nơi tiếp tục đến lễ và buổi tối có tụng kinh và kết thúc lễ hội.

Phần hội được tổ chức khá sôi nổi, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như đấu vật, chọi gà, đánh cờ người, bịt mắt bắt dê… từ năm 2009, tại đây đã xuất hiện những trò chơi mới như: đu quay truyền thống, xiếc người bay, mô tô bay, tàu hoả đi trên đường ray…

_______________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Chùa Muống, also known as Quang Khánh Pagoda, is located in Ngũ Phúc commune, Kim Thanh district, Hai Duong province. The pagoda was built during the reign of King Ly Cong Uan and is associated with the cultivation of the Dưỡng Mông land. This renowned and large pagoda in Kim Thanh has a splendid architecture, with over 120 chambers and 32 towers, covering an area of 15,000m². Initiated by the Trúc Lâm Zen master Tuệ Nhẫn, the pagoda has historical significance, attracting visitors from far and wide.

The Muống Pagoda Festival originated from commemorating the death anniversary of Tuệ Nhẫn, a venerable monk and skilled physician who contributed to the construction of several prominent temples. The festival, a major event in Hai Duong, draws thousands of participants. Although the festival is still maintained, it has evolved over time. Traditional activities such as the procession of cylindrical sticky rice cakes, statue bathing rituals, and the parade of palanquins continue to be upheld, distinguishing Muống Pagoda from other temples. The festival also features various traditional and innovative folk games, such as wrestling, cockfighting, blindfolded goat catching, and newer attractions like traditional spinning tops, human flying circus acts, flying motorcycles, and trains on railway tracks.

Tiếng Trung (Chinese)

蒙庙,又称光庆寺,位于海防省金成县五福社区。这座寺庙是在李公允的时代修建的,与养蒙土地的耕作有关。这座在金成地区著名而宏伟的寺庙拥有120多个房间和32座塔,占地面积15,000平方米。由笔者主持修建的光庆寺有着辉煌的建筑,是一座富有历史意义的佛寺,吸引着来自四面八方的游客。

蒙庙节源于对禅师兴禅的忌日的纪念,他是一位高僧兼医学家,曾参与修建多座重要寺庙。这个在海防省举办的重大事件吸引了成千上万的参与者。尽管节日仍然保持,但随着时间的推移,它已经发生了变化。传统活动,如传递圆筒糯米糕、沐浴佛像仪式和游行巡游仍然被保持,使蒙庙与其他寺庙有所区别。节日还设有各种传统和创新的民间游戏,如摔跤、斗鸡、蒙眼抓羊等,以及新颖的表演,如传统陀螺、飞人马戏、飞行摩托车和在铁轨上行驶的火车。

Tiếng Pháp (French)

Le temple Muống, également appelé temple Quang Khánh, est situé dans la commune de Ngũ Phúc, district de Kim Thành, province de Hải Dương. Le temple a été construit à l’époque du roi Lý Công Uẩn et est associé à la culture des terres de Dưỡng Mông. Ce temple renommé et imposant de Kim Thành a une architecture splendide, avec plus de 120 chambres et 32 tours, couvrant une superficie de 15 000 m². Initié par le maître zen Trúc Lâm Tuệ Nhẫn, le temple a une importance historique, attirant des visiteurs de loin.

Le Festival du Temple Muống a ses origines dans la commémoration de l’anniversaire de la mort de Tuệ Nhẫn, un moine vénérable et médecin compétent qui a contribué à la construction de plusieurs temples renommés. Le festival, un événement majeur à Hải Dương, attire des milliers de participants. Bien que le festival soit toujours maintenu, il a évolué avec le temps. Des activités traditionnelles telles que le défilé de gâteaux de riz collant cylindriques, les rituels de baignade des statues et le défilé de palanquins continuent d’être préservées, distinguant le temple Muống des autres temples. Le festival propose également divers jeux populaires traditionnels et innovants, tels que la lutte, les combats de coqs, la chasse aux chèvres les yeux bandés, ainsi que des attractions plus récentes telles que les toupies traditionnelles, les numéros de cirque aérien, les motos volantes et les trains sur les rails.

4/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)