Chùa Nghĩa Minh (Nha Trang, Khánh Hòa)

Chùa Nghĩa Minh (Nha Trang, Khánh Hòa)

Đến với Nha Trang đâu chỉ có biển, mà còn có các ngôi chùa nức tiếng linh thiêng. Chùa từ lâu đã là nơi tâm linh huyền bí và là nơi lưu giữ những tinh hoa của kiến trúc là nơi tu dưỡng tâm hồn sự bình yên và những quả ngọt cho ai ước nguyện thành tâm. Nằm trong top những ngôi chùa thu hút du khách du lịch khi đặt chân đến Nha Trang đó là chùa Nghĩa Minh ( Nghĩa Minh Ni tự).

Vị trí


Chùa Nghĩa Minh tọa lạc tại số 37 đường Hoàng Diệu – Nha Trang – Khánh Hòa.

Lược sử


Khu vực tọa lạc của chùa Nghĩa Minh trước đây nơi này là một vùng hoang địa, với bãi cát trắng mênh mông, cỏ dại um tùm. Chỉ có một số gia đình binh sĩ ở trại Gia binh Tây Kết cư ngụ. Lời xưa có nói: “Nơi nào có dân là trong lòng họ có tín ngưỡng”, nên một số gia đình kính tín Tam bảo đã lần lượt về Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang quy y Tam bảo. Phật tử ngày một đông năm 1955 ( Ất Mùi) các Phật tử đã thỉnh cầu cố Hòa thượng Thích Bích Lâm ban ân triêm pháp nhũ đặt đá khai sơn xây dựng ngôi chánh điện để thờ Phật với những vật liệu nhẹ, dùng làm nơi cho phật tử ngày đêm đi về tụng kinh, niệm Phật, tu nhân hướng thiện.

Từ khi chùa Nghĩa Minh hình thành, hằng đêm quý Thầy tại Tổ đình Nghĩa Phương đến giảng giải giáo lý, hướng dẫn phật tử tu niệm, tụng kinh, lễ bái. Ban Hộ tự đầu tiên của chùa Nghĩa Minh là những phật tử có nhiều công đức trong việc xây dựng, hình thành chùa như: phật tử Trương Đối, Cam Viết Sần, Từ Văn Đạo, Dương Vọng, Mai Trung Thuần và một số nam, nữ phật tử hộ đạo…

Trải qua thời gian, mọi vật cứ âm thầm theo định luật vô thường “thành, trụ, hoại, không” mà thay đổi, ngôi chùa Nghĩa Minh cũng nằm trong quy luật vận hành ấy, ngót nửa thế kỷ đã trải qua nhiều lần tu sửa và có hình dáng như ngày nay.

Kiến trúc


Chùa Nghĩa Minh tọa lạc trên một mảnh đất có diện tích rộng lớn gần 1.000 m2. Tổng thể kiến trúc chùa gồm Chính điện, nhà khách, tăng phòng, nhà linh, phòng Ni trú, Ngôi Đông lang và Tây lang, giảng đường

Chính điện là công trình được trùng tu nhiều lần nhất trong các công trình của chùa Nghĩa Minh, những đợt trùng tu lớn vào năm 1957, 1970 và 2004. Chính điện rộng lớn gồm 2 tầng  huy hoàng, trang nghiêm, đỉnh đạt. Toàn bộ chính điện được trang trí bằng các hoa văn cổ, trên đỉnh chính điện có hình lưỡng long chầu pháp luân.

Tổ đường cũng là giảng đường rộng rãi để Phật tử sớm hôm nghe Ni trưởng khuyến hoá tu trì. Ngôi Đông lang, Tây lang, nhà khách, khang trang, đẹp đẽ,  thoáng mát. Di chuyển ra phía sau ngôi chính điện du khách sẽ được tham quan ngôi Đông Lang 2 tầng, gồm 6 phòng khang trang, rộng rãi dùng làm nhà khách và  phòng Ni.

Đặc biệt năm 1964, để góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, nhất là con em phật tử nghèo, không có điều kiện vào học trường công, chùa Nghĩa Minh đã mở các lớp học sơ cấp từ Mẫu giáo đến lớp Ba vừa dạy chữ cho con em, vừa dạy cho các em trở thành người phật tử  và duy trì cho đến ngày nay.

Năm 1962, nhận thấy trước sân chùa quá hẹp, nên Hoà Thượng Bích Lâm cho dời cổng Tam quan ra sát đường Hoàng Diệu để tiện cho Phật tử, du khách thập phương muốn đến đây chiêm bái, vãn cảnh chùa.

Di vật


Phía trước sân chùa cây Bồ đề cổ thụ gần 100 tuổi, cành lá xum xuê, như chứng tích quá trình hình thành và phát triển Nghĩa Minh Ni Tự,  rợp bóng che mát cả sân chùa.

Tượng Đài Quan Thế Âm Bồ Tát với gương mặt hiền hòa, bao dung, phóng tầm mắt xa xăm mang  lại bình an, cứu khổ, cứu nạn cho mọi con người .

Tham khảo


  • https://phatgiao.org.vn/khanh-hoa-nghia-minh-ni-tu–nha-trang-d13990.html
  • https://phatgiao.org.vn/khanh-hoa-tham-nghia-minh-ni-tu-mua-vu-lan-bao-hieu-d19060.html

 

Chấm điểm
Chia sẻ
1. Chùa Nghĩa Minh - Nha Trang - Khánh Hòa (Nguồn phatgiaokhanhhoa.vn)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *