Chùa Ông (Hội An, Quảng Nam)

Chùa Ông (Hội An, Quảng Nam)

Hội An được du khách biết đến với những ngôi nhà cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử. Cùng với đó, nơi đây còn sở hữu nhiều công trình tâm linh, có giá trị văn hóa đặc biệt, trong đó phải kể tới chùa Ông. Hãy theo chân chúng tôi để khám phá nét độc đáo của ngôi chùa này nhé!

Vị trí


Chùa Ông tọa lạc tại 24 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam.

Lược sử


Vào thế kỷ XVII Hội An được biết đến là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của các thuyền buôn đến từ những quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhiều thương nhân người Hoa, người Nhật đã chọn mảnh đất này làm nơi sinh sống. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh thì họ đã dựng xây khá nhiều miếu, chùa ở đây.

Chùa Ông còn được gọi là Quan Công Miếu, được xây dựng từ năm 1653 bởi người Hoa ở phố cổ Hội An, thờ vị tướng tài ba của thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Công). Chùa đã được trùng tu 6 lần vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904 và 1966. Chùa Ông ở Hội An đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29 tháng 11 năm 1991.

Kiến trúc


Chùa Ông Hội An là công trình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Trung Hoa cổ điển. Công trình này được xây dựng theo kiểu hình chữ “Quốc” với nhiều nếp nhà hợp lại mà thành. Những ngôi nhà có kết cấu vì kèo độc đáo, các nếp nhà được mái lợp ngói ống (một loại ngói truyền thống của Trung Hoa) có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh, đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu. Tổng thể chùa gồm 4 tòa nhà: tiền đình, chính điện, hai tả, hữu vu. 

Di vật


  • Pho tượng Quan Vân Trường uy nghi, nét mặt oai nghiêm, đôi mắt sắc sảo nhìn về phía trước.
  • 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử.
  • Bia đá, sắc phong, các hiện vật cổ,32 bức  hoành phi, 10 bộ câu đối…
  • Bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân.
  • 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố.

Lễ hội


Đến với chùa Ông du khách sẽ có dịp tham gia những lễ hội độc đáo với nhiều điều thú vị. Ngoài việc hòa mình vào không khí của những hoạt động tín ngưỡng tâm linh thì bạn còn được cho lộc để một năm may mắn, ấm êm. 

Đầu tiên phải kể đến lễ hội đầu xuân với nghi thức cầu may, cầu an. Du khách sẽ ghi ước nguyện của bản thân vào tờ Xuân rồi treo lên những khoanh hương to. Vào ngày 16 tháng giêng hằng năm nơi đây diễn ra ngày Vía Ông24 tháng 6 âm lịch tổ chức ngày Vía Quan Hiển Thành.

Kết luận


Hành trình du lịch Hội An của bạn sẽ không trọn vẹn nếu bỏ qua chùa Ông. Với giá trị lịch sử và kiến trúc to lớn địa điểm này xứng đáng được gìn giữ tồn tại mãi trong tâm thức của người dân địa phương nói riêng và du khách nói chung.

Tham khảo


  • https://www.vntrip.vn/cam-nang/vieng-tham-chua-ong-dia-diem-du-lich-tam-linh-tai-hoi-an-765
  • https://www.vinwonders.com/bai-viet-du-lich/tham-quan-chua-ong-hoi-an-ngoi-chua-thieng-hon-400-nam-tuoi/
  • https://vinpearl.com/vi/kham-pha-tron-ven-chua-ong-hoi-an-noi-luu-giu-linh-hon-pho-hoi
Chấm điểm
Chia sẻ
7. Chùa Ông- Đà Nẵng (Nguồn google)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *