Chùa Tân Bảo (Chùa Lê Lợi – Lào Cai, Lào Cai)

Chùa Tân Bảo (Chùa Lê Lợi – Lào Cai, Lào Cai)

Thông tin cơ bản

Lào Cai nổi tiếng là nơi có nhiều địa điểm du lịch với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, phong cảnh hữu tình. Bên cạnh, có còn được biết đến là vùng đất có nhiều điểm văn hóa tâm linh và nổi tiếng hơn hẳn trong số đó là Chùa Tân Bảo nằm trong khu quần thể di tích đền Thượng.

Lược sử


Chùa Tân Bảo còn có tên gọi khác là chùa Lê Lợi, tọa lạc bên bờ sông Nậm Thi, giáp ranh với biên giới hai nước Việt – Trung (tại cửa khẩu Hà Khấu, Vân Nam, Trung Quốc ).

Trước đây vị trí chùa nằm tại chân núi Mai Lĩnh, thôn Tân Bảo, xã Lão Nhai, tỉnh Hưng Hóa, hiện nay thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Ngôi chùa này có diện tích khá lớn, khoảng 1500m2, thuộc hệ phái Bắc Tông. Vị trí chùa nằm trong quần thể di tích đền Thượng, phía bắc giáp bờ sông Nậm Thi, phía đông giáp Bản Phiệt và phía tây giáp đền Thượng.

Theo tài liệu ghi nhận lại thì ngôi chùa này được xây dựng từ thời Trần, trong khoảng thời gian giữa thế kỉ XIX, ngôi chùa được nhân dân địa phương góp công, quyên góp tiền của để xây dựng với tâm nguyện cầu mong Đức Phật từ bi cứu độ chúng sinh.

Ngôi chùa lúc bấy giờ to, đẹp và nổi tiếng là linh thiêng, và gần cửa khẩu biên giới nên thường xuyên có đông đảo khách thập phương đến lễ bái.

Chùa Tân Bảo có tên như vậy là do trước năm 1950, ở đây thuộc thôn Tân Bảo. Sau năm 1950, vị trí chùa nằm ở đường Lê Lợi nên nhiều người thường gọi là chùa Lê Lợi.

Trải qua bao biến cố thăng trầm, chùa đã được trùng tu rất nhiều lần, và vào năm 1979 chùa bị hư hỏng nghiêm trọng, hoàn toàn.

Đến năm 1991, nhiều di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai được đưa vào dự án tôn tạo, phục vụ, tái lập về kinh tế – văn hóa – du lịch. Bên cạnh các di tích như đền Thượng, đền Cấm, đền Mẫu thì chùa Tân Bảo đã được phục dựng vào năm 1999 nhằm lưu giữ lại những nét văn hóa của cha ông ngày trước và cũng là để phục vụ nhu cầu tham quan, lễ bái của du khách, các tín đồ phật tử.

Năm 2007, UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định công nhận di tích chùa Tân Bảo thành phố Lào Cai là cơ sở thờ tự Phật.

Năm 2008, chùa được Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai bàn giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Kiến trúc cảnh quang


Sau khi được tôn tạo lại thì chùa Tân Bảo đã trở nên khang trang, rộng rãi hơn.Tọa lạc trong quần thể cảnh quan thiên nhiên núi non sông nước bao quanh, cảnh quan chùa Tân Bảo được xem như “Sơn thủy hữu tình”.

Vì là chốn tâm linh nên khuôn viên trong chùa được xây dựng, thiết kế để tạo cảm giác yên tĩnh, nhẹ nhàng, thư thái cho du khách khi đến viếng cảnh chùa. Hiện nay, khuôn viên chùa có diện tích gần 1.500 m2 với các công trình hạng mục gồm cổng Tam quan, sân chùa, nhà chính điện, nhà tổ, nhà mẫu, nhà khách,…

Cổng Tam quan của chùa được xây vào năm 2002, với vẻ ngoài kiên cố, tạo nên sự uy nghi,  và trang trọng. Tam quan chùa Tân Bảo có kết cấu khá giống với tam quan của các ngôi chùa cùng thời, với tầng trên chính giữa là gác chuông. Cổng chùa đã được sơn sửa, làm mới lại khang trang hơn để đón tiếp du khách gần xa.

Sau cổng chùa là một khoảng sân nhỏ dẫn đến Chính điện của chùa.Tòa chính điện gồm 3 gian được xây dựng hoàn thành vào năm 1992. Nơi đây bài trí và thờ nhiều tượng Phật như: Tượng Tam Thế Phật, tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế  Âm Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Đản sanh, tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Hộ pháp,… Phía sau chính điện là nhà tổ và nhà mẫu.

Lễ hội


Chùa Tân Bảo là nơi tổ chức nhiều lễ hội Phật giáo quan trọng, như: Lễ tưởng niệm ngày nhập Niết bàn của Đầu đà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, lễ hội Phật đản tỉnh Lào Cai, Lễ hội Vu Lan,… thu hút đông đảo số lượng du khách và Phật tử gần xa.

Vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm, Chùa Tân Bảo tổ chức ngày Vu lan thắng hội, ngày hiếu hạnh cho những người con tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, để lời kinh báo hiếu ở mãi trong lòng và thơm hương hiếu thảo, và đó cũng là ngày cầu siêu bạt độ cho những chiến sĩ hy sinh vì đất nước, đồng bào tử nạn. Đó là ân, là nghĩa mà ai trong mỗi chúng ta cũng ôm ấp, ưu tư và hằng mong báo đáp…

Đại lễ Vu lan được tổ chức với các chương trình: Lễ dâng bông hồng tặng mẹ; Lễ dâng Pháp y chư tăng và nghi thức bông hồng cài áo,…, được kết hợp hài hoà giữa múa dâng hoa truyền thống xen lẫn ý tưởng hiện đại và thành kính, đem đến cho du khách và Phật tử dự lễ một cách nhìn mới về văn nghệ Phật giáo.

Bài viết tham khảo


  • https://oancotam.com/chua-tan-bao/
  • http://thuexemaylaocai.com/chua-tan-bao-lao-cai/
  • https://www.phattuvietnam.net/lao-cai-dai-le-vu-lan-chua-tan-bao/
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)