Chùa Thanh Lương (Tuy An, Phú Yên)

Chùa Thanh Lương (Tuy An, Phú Yên)

Thông tin cơ bản

Chùa Thanh Lương tọa lạc ở thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố Tuy Hòa không quá xa chỉ khoảng 10km

Lịch sử


Lịch sử xây dựng và hình thành Chùa Thanh Lương không được sử sách ghi lại, những cụ già lớn tuổi trong làng cho biết từ khi hình thành làng này là đã có chùa rồi. Chư Vị Tổ Sư đến rồi đi như “ Nhạn Qúa Trường Không, Ảnh Trầm Hàn Thủy“, không lưu lại dấu vết gì để hàng hậu thế chiêm bái đảnh lễ.
Hiện nay chỉ còn duy nhất một ngôi bảo tháp cải táng của cố Hòa Thượng Liệt Sĩ Thích Từ Hóa – Người xuất thân từ tổ đình Bát Nhã – Tuy An đã hy sinh tại nhà tù Ngọc Lãng – Tuy Hòa năm 1956.

Theo dân gian tương truyền rằng vào cuối thế kỷ XVIII có một vài thương nhân người Hoa ghé Phú Yên để kinh doanh, buôn bán và trao đổi hàng hóa. Những người này đã dựng nên chùa Thanh Lương để thờ tự và cầu bình an, một chỗ tâm linh để hướng về. Trải qua nhiều năm thì cộng đồng người Hoa ở đây không còn nữa, ngôi chùa này cũng trở nên hoang tàn, xuống cấp. Dân cư ở đây lúc đó cũng rất thưa thớt, may nhờ sau ngày giải phóng, những cụm dân ở làng chài Mỹ Quang ngày càng đông đúc. Dần dần họ biết đến ngôi chùa này ngày càng nhiều nên đã tiến hành phục dựng lại nơi này và biến nó trở thành điểm hành hương của nhiều du khách khi khám phá Phú Yên.

Kiến trúc


Đại đức Quảng Ngộ chính là người đã từng bước tôn tạo và xây dựng nên nhiều hạng mục quan trọng trong chùa. Kết cấu chùa Thanh Lương gồm có cổng Tam quan, hồ Long Thủy, điện Quan Âm, Thiền đường

Từ xa nhìn vào, bạn sẽ thấy ngôi chùa này có kiến trúc khá đặc biệt, mang hơi thở của văn hóa biển đảo miền Trung nhờ sự kết hợp khéo léo của chất liệu san hô biểngáo dừa. Trong đó, san hô là biểu tượng của các sinh vật dưới biển, trong đó gáo mang vẻ đẹp của sự thuần khiết, thanh cao như ý nghĩa của văn hóa Phật giáo

Ngày nay, chùa Thanh Lương được xem là ngôi chùa đầu tiên sử dụng san hô và gáo dừa để ốp mái cho Nhà thờ Tổ. Nhà chùa đã thu gom những khối san hô được bỏ phế, sau đó mang về phân loại, đẽo gọt và mài nhẵn để phục vụ cho việc trang trí các hạng mục trong chùa. 
Quá trình thực hiện cực kỳ công phu để tạo nên mái chùa có độ cong mềm mại, tự nhiên. Với các bức tường, nhà chùa đã sử dụng các mảnh gáo dừa để lắp ghép và ốp lên tường để thay cho gỗ.

Màu nâu, đen, trắng của gáo dừa kết hợp lại với nhau, tạo nên nét đẹp đặc trưng, màu sắc riêng biệt mà ít ngôi chùa nào ở Việt Nam có được. Vì thế mà du khách nào du lịch Phú Yên cũng đều muốn ghé đây tham quan chùa, tận mắt thưởng thức vẻ đẹp của những bức tường, mái chùa được làm bằng san hô, gáo dừa. 

Ngoài chất liệu độc đáo từ san hô, gáo dừa, chùa Thành Lương còn gây ấn tượng với bức tượng Phật bà nằm giữa hồ Long Ẩn. Bức tượng và cách thức xây dựng hồ nước này khiến du khách dễ dàng liên tưởng đến điểm check in mang tên Hồ Vô Cực ở Đà Lạt.

Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao khoảng 7m được khánh thành vào tháng 9 năm 2019,  nằm ẩn mình giữa “hồ nước vô cực”, uy nghi bề thế soi mình xuống làn nước trong xanh vắt. Hồ nước có kích thước khá rộng với bức tượng Phật bà lớn màu xanh ngọt đặt ở một góc hồ. Trước bức tượng có lối đi bằng đá được sắp xếp uốn lượn để du khách có thể ra viếng Phật và chụp ảnh. Hình ảnh Phật Bà mỉm cười nhân hậu cùng bàn tay nhô lên khỏi mặt nước mang đến cho khung cảnh ngôi chùa sự linh thiêng, thiền tịnh đặc biệt.

Kể từ khi chùa Thanh Lương có thêm bức tượng này, ngày càng đông du khách và phật tử khắp cả nước về đây thăm viếng, vãn cảnh. Giữa khung cảnh làng chài ven biển yên bình, không khí ở chùa cũng thiền tịnh, mang đến cho bạn những cảm giác thư thái, dễ chịu nhất. Theo sau đó là hình ảnh mái tam quan cổ kính với hình ảnh mái ngói nhuốm màu nâu đỏ của thời gian. Toàn bộ cảnh sắc của chùa ẩn núp dưới những tán cây cổ thụ trông thật bình dị và an yên.

Câu chuyện


Đại đức Thích Quảng Ngộ, trụ trì chùa Thanh Lương, kể lại: “Vào sáng sớm ngày 24/12/2004, một duyên sự trọng đại đã đến với chùa Thanh Lương, pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng gỗ từ ngoài biển khơi trôi dạt vào Hòn Dứa, cách chùa không xa, được ngư dân phát hiện và báo cho chùa. Chùa thông báo đến chính quyền và tổ chức phật tử ra thỉnh về tôn trí. Tượng Phật dạt vào bờ trong tư thế đứng, giữa khe đá. Nhiều nhân lực và phương tiện được huy động nhưng không thỉnh được tượng về. Chỉ đến khi niệm đúng danh tính của Ngài thì có một con sóng rất lớn ập vào để trợ giúp”.

Pho tượng tuy không còn nguyên vẹn do sự bào mòn của thời gian và chìm ngấm dưới biển lâu năm, nhưng vẫn dễ dàng nhận ra nguyên bản dáng đứng của Bồ Tát Quan Âm. Từ đó đến nay, có rất nhiều cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nước đến tham quan chùa và tôn trí pho tượng. Không xác định được xuất xứ cũng như niên đại của tượng mà chỉ đoán khoảng hơn 100 năm. Đây là một hiện tượng hi hữu trong khu vực Đông Nam Á. Độc đáo hơn là hình ảnh Bồ Tát Quan Âm không có đôi bàn tay. Phật tử nơi đây ít gọi là tượng Quan Thế Âm mà hay gọi là tượng Mẹ, biểu trưng đầy ý nghĩa cho người Mẹ phương Đông. 

Tham khảo


  • https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/chua-thanh-luong-diem-du-lich-tam-linh-noi-tieng-xu-nau-281707.html
  • https://dulich.petrotimes.vn/doc-dao-ngoi-chua-duoc-lam-tu-san-ho-va-gao-dua-cung-pho-tuong-phat-bi-an-o-phu-yen-550322.html
  • http://www.amazingvietnam.vn/2022/02/chua-thanh-luong-iem-du-lich-tam-linh.html
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)