Thời gian diễn ra ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo
Một năm có 3 ngày là ngày vía Quan Âm thế Âm bồ Tát. Mọi Phật tử ở khắp mọi nơi đều thành tâm hướng về Ngài vào các ngày này:
- Ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày Quán Thế Âm Đản Sanh.
- Ngày 19 tháng 6 âm lịch là ngày Quán Thế Âm thành đạo.
- Ngày 19 tháng 9 âm lịch là ngày Quán Thế Âm xuất gia
Lịch sử ngày vía Quan Âm
Tại Việt Nam và Trung Quốc, hình ảnh của Bồ Tát Quan Thế Âm là một người phụ nữ.
Tuy nhiên, trong Kinh Bi Hoa, Đức Quan Âm là thái tử con trai vua Vô Tránh Niệm.
Phật Bảo Tạng Như Lai nhận thấy được vua và thái tử phát tâm bồ đề rất lớn sau này có thể trở thành Phật để giúp đỡ chúng sinh.
Thật vậy, nhờ sự chân thành, cố gắng tu luyện, vua và thái tử đã được chứng thành Phật. Vua Vô Tránh Niệm thành Phật lấy hiệu là Phật A Di Đà. Thái tử được chứng thành bậc Đại Bồ Tát, hiệu là Quan Thế Âm.
Trong Kinh sách, thần thoại, văn học thì Quan Thế Âm là người cứu độ chúng sinh rất nhiều vì thể Ngài là người có thần lực nhất chỉ sau Phật tổ. Quan Âm hiện thân trong tất cả các hình dạng để cứu độ chúng sanh, nhất là trong các hoạn nạn về lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.
Ảnh: Sưu tầm
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
Vào ngày vía Quan Âm các Phật tử sẽ ăn chay, đến chùa cầu nguyện, niệm kinh, phóng sanh,… Tuy nhiên nếu không có điều kiện đến chùa chúng ta vẫn có thể nguyện cầu tại nhà bằng bài khấn sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý.
Tín chủ con là: ……………………………………….
Ngụ tại: …………………………………………..
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).
Bên cạnh đó các Phật tử có thể tụng Kinh Cầu An và Chú Đại Bi vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát.
Ngày vía Phật Quan Thế Âm Bồ Tát nên làm gì?
Bồ tát Quan Thế Âm tương trưng cho sự yêu thương, cho sự đại từ, đại bi. Ở nơi đâu có khổ đau, có khó khăn thì Ngài luôn xuất hiện ở đó, giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của mình. Vậy nên trong những ngày vía của Ngài, chúng ta có thể làm gì để thể hiện lòng tôn kính của mình với Bồ tát Quan Thế Âm?
Có rất nhiều Phật tử phát nguyện ăn chay, có người lên chùa. Cũng có Phật tử nguyện trì tụng chú Đại Bi, có người vì tưởng nhớ đến công đức của Bồ tát mà in ấn kinh, làm từ thiện, phóng sinh để tạo thêm phước lành. Những việc làm trên đều rất tốt.
Ảnh: Sưu tầm
Nếu như không có điều kiện và không biết làm gì thì bạn cũng chỉ cần không tạo thêm tội, giữ tâm ý trong sạch, không nói điều ác, không làm điều ác, tha thứ bao dùng cho tất cả mọi người. Hay cũng có thể chấp tay thề nguyện 3 điều sau:
Xin nguyện yêu thương bản thân.
thương yêu bản thân là mình thương hết toàn thân tâm của mình, luôn chấp nhận con người thật, kể cả điều xấu lẫn điều tốt. Khi yêu thương bản thân mình thì bạn sẽ có thể giúp cho chính mình có cơ hội phát huy, bổ sung, hoàn thiện bản thân hướng đến những điều tốt đẹp.
Từ yêu thương bản thân bạn sẽ nghĩ đến tất cả những người xung quanh mình. Từ đó sẽ luôn yêu thương họ, quan tâm họ, bao dung với họ nhiều hơn, rồi dần dần sẽ bỏ những điều không tốt, thói quen xấu của chính mình làm cho mọi người không phải lo lắng đến ta. Chính điều đó thôi, bạn đã làm được một việc rất tốt.
Yêu thương bản thân mình giúp ta sửa chữa những điểm yếu, phát triển những điểm mạnh, quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. làm được như vậy chính là ta đang theo đại nguyện lớn của Quan Thế Âm Bồ Tát
Xin nguyện nhẫn nhục trước mọi thuận cảnh và nghịch duyên.
Nhờ vào tâm nhẫn nhục mà Bồ tát đã vượt qua bao kiếp nạn. Thực tập tính nhẫn nhục của Ngài cũng là một chuyện rất tốt. Nhẫn nhịn giúp ta giữ được tâm điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh kể cả khi thuận cảnh và nghịch duyên. Nó không làm ta trở nên kiêu ngạo khi có người dành lời khen cho mình, tâng bốc mình. Và nó cũng không làm ta phải buồn phiền, đau khổ khi mọi điều không may xảy ra.
Tuy nhiên chúng ta nhẫn nhịn để tâm ta được thanh nhàn chứ không nên nhẫn nhịn để nghĩ cách trả thù. Điều đó lại không phải là điều mà Bồ tát muốn chúng ta làm vậy.
Xin nguyện lắng nghe sâu sắc nỗi thống khổ của mọi người xung quanh.
Việc lắng nghe rất tốt, nó không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về những nỗi thống khổ, buồn phiền của những người xung quanh ta giúp ta hiểu họ hơn mà nó còn giúp ta phát sinh tâm từ bi. Nhờ vậy, mà ta có thể giúp đỡ họ, xoa dịu những khúc mắc mà họ đang đeo mang hay ít nhất ta có thể giúp họ cảm thấy thoải mái khi được giải bày những chất chứa trong tâm hồn.
Cách bày trí bàn thờ và sắm lễ thờ Bồ Tát Quan thế Âm tại nhà
Hiện nay, những người theo đạo Phật và thờ Quan Thế Âm Bồ tát ngày càng nhiều. Họ luôn mong muốn Bồ tát có thể phù hộ cho gia đình của họ được bình yên, hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có sự hiểu rõ về các cách thức thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Tại nhà.
Sau đây là một số lưu ý về cách thờ Phật Bà tại nhà:
Cách bày trí bàn thờ
- Tối kị đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát chung với các tượng thần khác. Điều đó sẽ có thể không tốt và không may mắn. Sở dĩ, vì do Phật bà vốn thanh tịnh, tinh khiết, ăn chay, khi đặt cung với các tượng thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ ăn mặn.
- Nên đặt bàn thờ theo hướng “tọa Tây hướng Đông”. Tránh tuyệt đối không được quay tượng Quan Âm vào các hướng có nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ và phòng ăn.
- Tượng được đặt nên tránh hướng cửa và hành lang để tránh xung khí.
- Không để bàn thờ Phật ngang hoặc dưới bàn thờ gia tiên.
- Cách trình bày: Trên bàn thờ chính giữa là tượng Phật và bát hương thờ dưới chân phật. Hai bên là hai cây đèn, hay bên đèn là hai ly nước. Hai bên phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả.
Chú ý khi đặt bàn thờ tại nhà:
- Hai ly nước nên được thay hằng ngày. Nước nên là nước tinh khiết, nước lọc.
- Nhang cần được thay hằng ngày.
- Không để bàn thờ bụi bẩn.
Sắm lễ cúng dường:
- Sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, đèn, oản phẩm, xôi chè. Không nên cúng dường các đồ ăn mặn như thịt, các món có tỏi, hành,…
- Hoa tươi lễ Phật như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… Không nên chọn các loại hoa dại, hoa tạp
- Không nên bày bàn cỗ như yến tiệc để cúng dường Phật, ta chỉ cần hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nước trong là đủ.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện chúng ta chỉ cần thành tâm hướng về Ngài bởi Phật là ở trong tâm của mỗi chúng ta.
Một bình luận
Bài viết rất ý nghĩa …
Cảm ơn tác giả Giang Phạm
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả, rất mong được nhận thêm nhiều đóng góp ý kiến hơn nữa!