Chùa Đông Thiền (Chùa Đông Thuyền – Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế)

Chùa Đông Thiền (Chùa Đông Thuyền – Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế)

Gii thiu chung


Chùa Đông Thiền, nhiều nơi gọi là chùa Đông Thuyền tọa lạc tại 65/2 Lê Ngô Cát thuộc làng Dương Xuân, xã Thủy Xuân (xưa thuộc xã Xuân Dương Thượng, huyện Hương Thủy), bên phía trái đoạn đường đi từ chùa Châu Lâm lên chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lược s


Chùa Đông Thiền do Hòa thượng Tế Vĩ đệ tử của Ngài Liễu Quán lập ra vào thế kỷ XVIIIlàng Dương Xuân, xã Thủy Xuân. Kế tục trụ trìNgài Tuệ ChiếnTrung Hậu.

Năm 1839, công chúa Ngọc CơHoàng nữ thứ 13 của vua Gia Long đã xuống tóc thọ giới sa di với Hòa thượng Tánh Không. Năm 1842, bà Ngọc Cơ (pháp danh Hải Châu) đã cùng mẹ và một số thân quyến phát tâm đại trùng tu ngôi chùa và tạo lập nguồn kinh tế phục vụ đời sống nhà chùa lâu dài.

Dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị chùa tiếp tục được tôn tạo. 

Từ những năm 30 của thế kỷ 20 chùa thiếu sư thường trú nên rơi vào cảnh điêu tàn. Mãi cho đến sau năm 1975 sư bà Diệu Không mới đứng ra nhận chức vụ trụ trì và giao cho Ni cô Diệu Đạt phụ trách phục hồi sinh hoạt ở đây.

Ngày khởi công 22 tháng 9 năm Đinh Mão (1987). Quá trình trùng tu đã cố gắng duy trì đường nét kiến trúc điêu khắc thuần khiết và bình dị giai đoạn mỹ thuật đầu thời Nguyễn cố gắng bảo vệ tối đa dấu tích trang nhã các thời khai sơn, xây dựng mấy trăm năm về trước.

Kiến trúc chùa hiện nay do Sư bà Thích Nữ Diệu KhôngNi sư Thích Nữ Diệu Đạt tổ chức trùng tu vào năm 1987.

Kiến trúc


Sau đợt trùng tu năm 1987, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc như xưa.

Chùa nằm trên một ngọn đồi tròn như hình con rùa, một dòng khe uốn quanh dưới chân, chung quanh là ruộng đồng và gò núi trùng điệp, cảnh quan đẹp đẽ. Khuôn viên rộng gần 3.000m2, cây cối xanh tươi thoáng mát.

Giữa sân chùa là bức tượng Phật Quan Âm bằng đá trắng, bên dưới là tượng rồng được mạ vàng, bao quanh một hồ cá nhỏ. Trong chính điệnbàn thờ Phật, ở đây có nhiều tranh, câu đối, thơ, thư pháp, sách vở về Phật pháp. Đặc biệt là bức tranh về khoảnh khắc giác ngộ của Đức Phật được vẽ bằng chất liệu màu nước rất tinh tế. Khách đến đây không quá đông đúc, tấp nập như những ngôi chùa Huế nổi tiếng khác.

Di vt


Hiện chùa còn lưu giữ các di vật quý như:

  • Chiếc Khánh đồng có từ thời Ngài Tế Vỹ, trên chiếc Khánh đồng khắc dòng chữ “Hoằng Nguyện Nguyễn Thị Châu, thân tử Trương Văn Đang tín cúng Tam bảo Đông Thuyền tự khai sơn sa môn Tế Vỹ. Phục nguyện: Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển”, (nghĩa là Hoằng Nguyện Nguyễn Thị Châu và con trai Trương Văn Đang xin dâng Tam bảo sa môn Tế Vỹ, khai sơn chùa Đông Thiền. Cúi xin nguyện: ngày Phật sáng thêm, bánh xe pháp quay mãi). Các nhà nghiên cứu đã phân tích, kết luận đó là ngày 15 tháng mười năm Đinh Hợi, đối chiếu dương lịch nhằm ngày 5 tháng 12 năm 1767 – Lúc ấy, Ngài Tế Vỹ còn tại thế, dưới triều đại Nguyễn Phúc Thuần.
  • Bia bằng đá thanh nguyên tạo năm Minh Mạng 19 (1838), khi công chúa Ngọc Cơ còn tại thế, khổ 140x80cm
  • Tấm biển sơn son thếp vàng thời Thiệu Trị
  • Tượng thờ cổchiếc trống cổ được cho là lớn nhất Huế. Chiếc trống cổ chùa Đông Thuyền đường kính khoảng 2m, dài đến 3m. Bên trong lòng trống có những móc thép kéo chéo với nhau, bền vững. nổi danh qua câu truyền tụng dân gian “trống Đông Thiền, chuông Linh Mụ”.
  • Năm 1844, công chúa Ngọc Cơ làm hội chủ đúc quả chuông chùa, thân chuông đã có khắc “hội chủ”Thái trưởng công chúa thứ mười ba cùng tên một số người khác, trong đó có mẹ công chúa là Nguyễn Đình Thị Vĩnh, có hai bà Phan Văn Thị HạcĐặng Công Thị Lục, cùng nhiều người khác nữa, có Hòa thượng Tế Chánh Bổn Giác chứng minh. Chuông nặng 398 cân, cao khoảng 1m, nếu kể đến đầu con bồ lao thì chuông cao được khoảng từ 1m30 đến 1m40. Trên thân chuông có khắc chữ “triện”, chữ “phù”, và chữ Hán viết chân phương, hoa văn cũng giản dị. Lạc khoản đề “Thiệu Trị tứ niên trọng hạ”.

Tham kh


  • https://khamphahue.com.vn/kham-pha/lich-su-van-hoa/tid/Cong-chua-Ngoc-Co-Dong-Thuyen-tu/newsid/ACAF5A5C-E77F-463A-8CD1-ABAB0025928B/cid/6D6108D7-C36D-4582-9F3B-A87F0128B60B
  • https://baothuathienhue.vn/dulich/an-nhien-noi-chua-xua-dong-thuyen-a97850.html
  • http://dulich24.com.vn/du-lich-thanh-pho-hue/chua-linh-son-dong-thuyen-id-5893
  • https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Chua-Dong-Thuyen/newsid/9A10E210-22F0-4AA2-83A9-74F3B96F818E/cid/D2479568-F5B9-4393-8605-56045DF3489C

 

Chấm điểm
Chia sẻ
1. Chùa Đông Thiền (Nguồn_ Google)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *