Chùa Long Quang (Long Quang Tự, Thanh Trì, Hà Nội)

Chùa Long Quang (Long Quang Tự, Thanh Trì, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung

Chùa Long Quang tọa lạc trên vùng đất Thuộc Phủ Thường Tín – xã Quang Liệt (nay là xã Thanh Liệt), huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chùa còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. 

Chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim Cang thừa, phổ biến tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng. Phái Mật Tông theo tiếng Phạn là “Mantra”, nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.

Sự kiện – Lịch sử

Chùa Long Quang được xây dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa nằm trong địa dư phía Tây Nam xã Thanh Liệt.

Chùa Long Quang từ xưa đã là một ngôi chùa có một vị thế hiếm có, vừa to, đẹp mà có nhiều Phật tử mọi nơi đến chiêm bái. Tuy nhiên, ngày 2/3/1947 (10/2 năm Đinh Hợi). Giặc Pháp đã đánh chiếm xã Thanh Liệt trong đó có thôn Vực là thôn bị thiệt hại nặng nề nhất. Thực dân Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa này cùng ngôi miếu Vực cổ kính để xây đồn, dựng bốt suốt 8 năm kháng chiến. Chùa Long Quang dường như không còn lưu lại được kiến trúc nào ngoài phần móng và nền.

Từ năm 1959 cho tới sau này, đất chùa lại thành nhà kho, sân phơi cho xã viên trong thôn.

Đến năm 1994, phật tử và nhân dân địa phương mới xây dựng trên nền đất cũ căn nhà cấp bốn ba gian để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, nhưng nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Dự án xây dựng chùa Long Quang mới được thực hiện trên diện tích 6.311m2 với các hạng mục chính như tam bảo, trại đàn, nhà ở của tăng, nhà ở của ni, gác chuông, gác khánh, nhà bia… Tổng diện tích xây dựng là 2.020m2. Việc xây dựng chùa Long Quang nhằm đáp ứng nguyện vọng của bà con nhân dân, Phật tử huyện Thanh Trì, thể hiện tinh thần tự do tín ngưỡng của nhà nước ta.

Ngày 15 tháng 02 năm 1995 chùa Long Quang được long trọng đón tiếp đại đức Thích Minh Trí về để trụ trì trông nom quản lý chùa theo yêu cầu của nhân dân.

Năm 2000 nhà chùa xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ.

Năm 2011, nhân dân trong thôn cùng các Phật tử gần xa lại phát tâm bồ đề công đức chung tay góp sức cùng Đại đức Thích Minh Trí xây dựng lại ngôi chùa Long Quang to đẹp, như ý để xứng đáng với ngôi chùa cổ trước đây,

Kiến trúc

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Kim Cang thừa độc đáo và duy nhất tại Thủ đô Hà Nội. Cụ thể, chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim Cang thừa nên có thể thấy rằng kiến trúc của ngôi chùa này giống với các ngôi chùa truyền thống tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng. Giờ đây chùa Long Quang là địa chỉ quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông.

Với diện tích 7.000m2, khuôn viên rộng rãi, các họa tiết được làm tỉ mỉ, tinh xảo theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh túy, cốt lõi cuộc sống) để nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc. Ngoài ra, đây cũng là không gian văn hóa giới thiệu và trưng bày rất nhiều các pháp khí Mật Tông.

Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà Tổ. Mùi đàn hương phảng phất, tạo nên không khí tĩnh mịch, uy nghiêm.

Nhìn từ bên ngoài đường Kim Giang có thể thấy rõ sự bề thế của Bảo Tháp, vì nét kiến trúc độc đáo này đã giúp ngôi chùa trở nên độc nhất tại Hà Nội. Bảo Tháp nằm giữa chốn đô thị, tạo nên điểm nhấn khi từ đây có thể nhìn ra các toà chung cư cao tầng. Bên trong là tượng Phật ngồi.

Cách trang trí cờ nhiều màu sắc thường thấy ở các quốc gia như Nepal, Bhutan… Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “ngựa gió”. Đây là biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.

Khuôn viên chùa trồng nhiều cây bưởi sum suê trái. Hoa bưởi nở thành từng chùm, toả hương thơm dịu, làm nhẹ lòng du khách đến tham quan.

Đặc trưng

Chùa Long Quang mang đậm nét đẹp của Kim Cang thừa, được xem là ngôi chùa độc đáo và duy nhất theo lối kiến trúc Kim Cang thừa tại Hà Nội. Nhìn chùa Long Quang lại nhớ đến những ngôi chùa truyền thống ở Tây Tạng, Nepal, Bhutal, không chỉ mang màu sắc ấn tượng mà còn tỏa lên nét đẹp của nơi đất Phật. Vậy nên, chùa rất thu hút đông đảo khách du lịch, những người con Phật tử theo trường phái Mật tông tới tham quan, học hỏi và tu tập.

__________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

The Long Quang Pagoda, also known as the Vuc Pagoda, is located in the area of Thuoc Phu Thuong Tin, Thanh Liệt commune (formerly Quang Liệt), Thanh Tri district, Hanoi. With a history of over 600 years and architectural style following the Mahayana Vajrayana tradition, Long Quang Pagoda has become a unique and singular symbol in the capital city. However, the history of the pagoda also records many upheavals, such as being completely destroyed by the French colonialists in 1947 and later turned into a warehouse. Since 1994, the local people have started to rebuild the pagoda on the old foundation. After many efforts, by 2011, Long Quang Pagoda has been completely reconstructed, demonstrating the spirit of religious freedom and the determination of the Buddhist community. The architecture of Long Quang Pagoda follows the Vajrayana tradition, with meticulous mandala patterns and Buddhist symbols, attracting many tourists and Buddhists to visit and learn. The pagoda is not only a place of worship but also a cultural space showcasing Vajrayana artifacts, contributing to the promotion of understanding and respect for Buddhist culture.

Tiếng Trung (Chinese)

龙广寺,又称为幽寺,位于河内市的Thanh Liệt社区(原名Quang Liệt),Thanh Tri区的Thuoc Phu Thường Tin地区。 龙广寺有着600多年的历史,其建筑风格遵循金刚密宗传统,成为首都的一个独特而独一无二的象征。 然而,寺庙的历史也记录了许多动荡时期,比如1947年被法国殖民者完全摧毁,后来被用作仓库。 自1994年以来,当地人民开始在旧基础上重建寺庙。 经过多年的努力,到2011年,龙广寺已完全重建,展示了宗教自由精神和佛教社区的决心。 龙广寺的建筑遵循金刚密宗传统,具有精心制作的曼荼罗图案和佛教象征,吸引了许多游客和佛教徒前来参观和学习。 这座寺庙不仅是一处供奉的地方,还是一个展示金刚密宗文物的文化空间,有助于促进对佛教文化的理解和尊重。

Tiếng Pháp (French)

La Pagode Long Quang, également connue sous le nom de Pagode Vuc, est située dans la région de Thuoc Phu Thuong Tin, la commune de Thanh Liệt (anciennement Quang Liệt), le district de Thanh Tri, à Hanoï. Avec une histoire de plus de 600 ans et un style architectural suivant la tradition Mahayana Vajrayana, la Pagode Long Quang est devenue un symbole unique et singulier dans la capitale. Cependant, l’histoire de la pagode enregistre également de nombreux bouleversements, tels que sa destruction totale par les colonialistes français en 1947, puis sa transformation en entrepôt. Depuis 1994, les habitants locaux ont commencé à reconstruire la pagode sur l’ancienne fondation. Après de nombreux efforts, en 2011, la Pagode Long Quang a été entièrement reconstruite, démontrant l’esprit de liberté religieuse et la détermination de la communauté bouddhiste. L’architecture de la Pagode Long Quang suit la tradition Vajrayana, avec des motifs de mandala méticuleux et des symboles bouddhiques, attirant de nombreux touristes et bouddhistes à visiter et à apprendre. La pagode n’est pas seulement un lieu de culte, mais aussi un espace culturel présentant des artefacts Vajrayana, contribuant à promouvoir la compréhension et le respect de la culture bouddhiste.

3.9/5 (8 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)