Chùa Thuần Lễ (Khoái Châu, Hưng Yên)

Chùa Thuần Lễ (Khoái Châu, Hưng Yên)

Thông tin cơ bản

Tên gọi

Sở dĩ chùa có tên là Thuần Lễ vì trước đây bà con trong xã sống với nhau hòa thuận, trên kính dưới nhường, xa gần ai đến đây đều ca ngợi phong cách sống cùa người dân. Vì vậy, tên Thuần Lễ có nghĩa là xã có thuần phong mỹ tục tốt đẹp.

Sự hình thành

Theo nhân dân kể lại, chùa được xây dựng khá sớm. Song những gì hiện còn cho thấy chùa mới chỉ xây dựng vào cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn.

Kiến trúc và bài trí

Nhà tiền đường rộng 7 gian, phía trước chùa xây dụng hình chữ Đinh. Vật liệu làm bằng gỗ lim, vôi, vữa. Ở giữa có tượng Hộ Pháp cao tới 2,5 mét, gian mái đầu hồi phía Bắc có đắp tượng hai vị Kim Cương cao 1,3 mét thân hình cân đối. Tiếp theo là tòa Thượng điện, bài trí các tượng Phật (trên 30 pho) được tạo dáng rất đẹp và hầu hết làm vào thời Hậu Lê. Tượng làm bằng đất, giấy bản và son màu da đồng. Trong đó có tượng Di Lặc (cùng với tượng Hộ Pháp, Kim Cương) là những bức tượng có giá trị cao. Ngoài ra chùa còn có 7 gian nhà Tổ cùng với 3 gian nhà Mẫu.

Giá trị lịch sử

Song song với giá trị nghệ thuật, chùa Thuần Lễ là nơi tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội phát triển sớm và hoạt động mạnh. Cuối năm 1929 đã phát triển đến đỉnh cao và đầu năm 1930 được chuyển thành chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Hưng Yên. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chùa là cơ sở hậu cần vững vàng của lực lượng bộ đội, du kích và cán bộ vùng này. Chùa còn là nơi che chở cho nhiều chiến sĩ cách mạng hoạt động được an toàn.

Di tích quốc gia

Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 21 tháng 1 năm 1992.

Tham khảo

  • Trích “Phật giáo Hưng Yên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đại Đồng, Nxb Văn hóa, 2012
1/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)