Chùa Văn Chấn (huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng)

Chùa Văn Chấn (huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng)

Thông tin cơ bản

Lịch sử hình thành

Chùa Văn Chấn (thuộc thôn Văn Chấn xã Văn Phong, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) là công trình văn hóa tâm linh, tín ngưỡng do chính cộng đồng dân cư làng Văn Chấn tạo dựng lên. Chùa tên chữ là “Sùng Ninh tự”. Theo nghĩa Hán tự, ngôi chùa mang lại sự bình an cho mọi người.

Theo truyền ngôn của dân làng, chùa Văn Chấn (được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII). Xưa kia, quy mô của chùa có đầy đủ các công trình mang tính truyền thống như ao thả sen, giếng kè đá để lấy nước sinh hoạt cho nhà chùa và cho dân làng. Chùa có nhà am để kinh sách, nhà trai cho sư ở, nhà thờ Sư tổ năm gian bằng gỗ.

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa là địa điểm sơ tán trú ẩn của lực lượng kháng chiến và nhân dân, nơi huấn luyện, học tập của lực lượng vũ trang địa phương. Trong nội thất chùa và ngoài vườn chùa đều có hầm bí mật để phục vụ cho hoạt động kháng chiến của ta.

Trong thời gian chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. chùa là nơi đóng quân, trận địa chiến đấu của đơn vị pháo phòng không, pháo bảo vệ bờ biển, doanh trại của đơn vị bộ đội đặc công nước. Năm 1972, chùa là nơi các chuyên gia Trung Quốc ở để làm nhiệm vụ rà phá thủy lôi của Mỹ thả trên biển trong chiến tranh phá hoại.

Kiến trúc

Trải qua những biến cố tháng trầm của lịch sử, năm 1992, chùa Văn Chấn được nhân dân địa phương tu sửa lại. Năm 2005, trùng tu lớn, chùa có kiến trúc bố cục mặt bằng kiểu chữ Đinh, 3 gian tiên điện và 3 gian hậu điện, mái chéo đao tàu góc, lợp ngói mũi hài.

Trên mái chùa, hệ thống con giống, hoa văn trang trí còn được bảo tồn của ngôi chùa cũ như đao có long chầu, phượng vũ. khúc nguỷnh có con sô chạy, hai đầu bờ nóc đắp kìm, giữa bờ nóc có mặt nguyệt. Phía trước chùa hai bên có trụ biểu, kiểu trụ đèn lồng đế quả bồng, khuôn thân trụ đắp câu đối, cô’ trang trí đắp đèn lồng, trên đỉnh trụ nghê chầu vào trong. Hệ thống trang trí và con giống của nghệ nhân xưa còn để lại tạo thêm vẻ đẹp cổ kính cho ngôi chùa.

Hiện vật

Chùa Văn Chấn hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ trên Phật điện như:

  • Tượng Thế Tôn ngồi trên tòa sen, được tạo tác vào khoảng thế kỷ XVII. Tượng tay cầm cành sen theo thế niêm hoa. Tóc xoăn từng búi nhỏ đầu có nhục kháo, mặc xiêm y chùng, cánh sen trên bệ múp phồng trên mặt cánh chạm nổi hoa văn vân hạc.
  • Tượng A Di Đà, có niên đại tạo tác thế kỷ XVIII. Tượng ngồi trên tòa sen mặc xiêm y chùng, cổ đeo dây anh lạc, ngồi trong tư thế tọa thiền, hai tay để trong tư thế ấn định, đầu tóc xoắn bụt ốc.
  • Tượng Quán Âm Chuẩn Đề có 5 đôi tay, các tay cầm pháp bảo của nhà Phật và để thêm các á 11 của nhà Phật như kinh kệ, bánh xe pháp, pháp luân chuyển ấn. Tượng ngồi trên bệ sen mặc xiêm y chung.

Qua hoa văn trang trí xác định tượng được tạo tác thế kỷ XVII. Trên Phật điện còn các pho tượng khác như tượng Tam Thế, tượng Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Quán Âm Tống Tử… Các pho tượng đều có niên đại tạo tác thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX.

Thành tựu

Chùa Vân Chấn là công trình văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương ở một vùng huyện đảo. Chùa tuy mới được phục dựng lại nhưng vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ truyền dân tộc. Đặc biệt chùa còn bảo tồn, gìn giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị độc đáo, đặc sắc. Với những giá trị nêu trên, chùa được xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Thành phố năm 2013.

Nguồn: Chùa Cổ Hải Phòng, Tập 2, Nxb Hải Phòng, năm 2017 (Chỉ đạo nội dung: Thượng Tọa Thích Thanh Giác – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Phật giáo thành phố Hải Phòng)

5/5 (2 bình chọn)

Hình ảnh

Chia sẻ
Chua-Van-Chan-Cat-Hai-Hai-Phong

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)