Chùa Yên Phú (Thanh Vân Cổ tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Chùa Yên Phú (Thanh Vân Cổ tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Tên gọi

Chùa Yên Phú ngày xưa có tên chữ là Thanh Vân Cổ Tự, sau này đổi thành Khánh Hưng Tự.

Lược sử

Tương truyền chùa có từ thời Hai Bà Trưng, thuở sơ khai do bà Phương Dung, con gái ông Trương Công và bà Phùng Thị Huệ làm trụ trì. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất và lâu đời nhất của lịch sử Phật giáo Việt Nam. 

Năm 1789, vua Quang Trung đã lựa chọn nơi đây làm địa điểm tập kết quân Tây Sơn đánh trận Ngọc Hồi. Giai đoạn 1947 – 1954, chùa cũng là nơi nuôi giấu các cán bộ chiến sĩ cách mạng hoạt động kháng chiến chống Pháp.

Thờ tự

Chùa Yên Phú thờ thành hoàng làng là bà Phương Dung – vị trụ trì đầu tiên cũng là sư tổ của chùa. Phương Dung là thiếu nữ có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, năm 16 tuổi đã nguyện một lòng quy y Phật tổ. Một hôm đi qua chùa Yên Phú, thấy cảnh vật nơi đây nên thơ trữ tình, duyên lành bay toả, bà đã quyết định ở lại chùa, ngày ngày hương khói tụng kinh và đổi tên chùa thành Thanh Vân Cổ Tự. 

Cũng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, do đình Yên Phú bị tàn phá nặng nề nên các vị bô lão đã rước bài vị của hai tướng quân Trung Vũ, Đài Liệu về phối thờ tại chùa.

Các đời trụ trì 

  • Tổ Sư Ni Phương Dung: thời Hai Bà Trưng
  • Sư Cụ Thích Đàm Nghi: giai đoạn kháng chiến 1945
  • Thượng Tọa Thích Thọ Lạc (trụ trì hiện nay)
  • Thượng tọa Thích Trí Như: phó trụ trì hiện nay, sư là đại đệ tử của trụ trì Thích Thọ Lạc

Kiến trúc

Di tích kiến trúc duy nhất còn sót lại của chùa chính là vườn tháp mộ. Sau khi được tu tạo, ngôi chùa mới gồm 3 tòa nhà 3 tầng với 1 tầng hầm, dàn ngang theo hình chữ “Nhất”. Hai cổng tam quan nội và ngoại ở mặt tây và mặt nam đều có ba mái cao thấp khác nhau.

Di vật

  •  Thần Phả niên hiệu Hồng Phúc 1572: ghi sự tích Phương Dung và 2 thủy thần.
  •  23 đạo sắc phong đời Lê Trung Hưng, Nguyễn: sớm nhất năm 1647, muộn nhất năm 1924.
  •  3 văn bia niên đại: 1902, 1922, 1929.
  •  Huân chương kháng chiến hạng nhất năm 1954.
  •  Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia năm 1988.

Sự kiện – Thành tựu

  • Năm 1954, chùa được trao tặng huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
  • Năm 1988, Bộ Văn hoá công nhận chùa là di tích lịch sử cấp quốc gia.
  • Năm 2008, chùa được khởi công xây mới, khánh thành ngày 20/11/2011.

Lễ hội

Lễ hội chùa Yên Phú diễn ra vào mùng 5,6,7 âm lịch hằng năm, cũng chính là hội làng Yên Phú. Vào ngày hội, nhân dân rước kiệu từ đình miếu ra lăng mộ sư tổ Phương Dung, sau đó rước về chùa. Kiệu của sư tổ đi phía trước, phía sau là kiệu của hai tướng quân Trung Vũ và Đài Liệu. Làng dành một mẫu ruộng ở cánh đồng Nhị Châu cho dân lần lượt làm rẽ để có tiền soạn lễ. Lễ vật dâng lên gồm bảy mâm, trong đó có một lễ chay (xôi vò, chè, bánh chay).

_____________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Yen Phu Pagoda, formerly known as Thanh Van Co Tu Pagoda, was later renamed Khanh Hung Tu Pagoda. Tradition has it that the pagoda dates back to the time of the Trung Sisters and was founded by Ms. Phuong Dung and Ms. Phung Thi Hue. This is one of the oldest and most ancient pagodas in Vietnamese Buddhism.

In 1789, King Quang Trung chose the pagoda as the gathering place for the Tay Son army preparing for the battle of Ngoc Hoi. During the resistance war against the French (1947 – 1954), the pagoda also served as a hiding place for revolutionary cadres and soldiers.

The first abbot of the pagoda was Ms. Phuong Dung, a beautiful young woman who decided to become a nun here and renamed the pagoda Thanh Van Co Tu. During the resistance war against the French, due to the destruction of Yen Phu precinct, two generals Trung Vu and Dai Lieu were also honored at the pagoda.

The pagoda has had many generations of abbots, from Master Ni Phuong Dung in the time of the Trung Sisters to Most Venerable Thich Tho Lac and Most Venerable Thich Tri Nhu today.

The architecture of the pagoda includes a garden of tomb towers and three main buildings. Precious relics include the Hong Phuc 1572 ancestral tablet, royal decrees, and historical plaques from various periods. The pagoda has also received numerous honors and awards, such as the First-Class Resistance Medal in 1954 and the National Historical Site certificate in 1988.

Every year, the festival takes place on the 5th, 6th, and 7th lunar month, also known as the Yen Phu village festival. During this festival, people often parade from the communal house to the tomb of the founder, Ms. Phuong Dung, and then back to the pagoda.

Tiếng Trung (Chinese)

岩浦寺,前称清雲古寺,后更名為慶興寺。传统认为此寺可以追溯到越南忠实,由方董女士和冯氏惠女士创建。这是越南佛教中最古老最古老的寺庙之一。

1789年,光中王选择该寺作为准备擊敗玉會之戰的泰山军队的集结地。在抗法战争(1947年至1954年)期间,寺庙还作为革命干部和士兵的藏身之处。

该寺的第一位住持是方董女士,一位美丽的年轻女子决定在这里成为尼姑,并将寺庙更名为清云古寺。在抗法战争期间,由于岩浦区的破坏,两位将军Trung Vu和Dai Lieu也受到了寺庙的崇敬。

寺庙已经有过许多代住持,从忠实时代的Ni Phuong Dung大师到现今的Thich Tho Lac大师和Thich Tri Nhu大师。

该寺的建筑包括一座墓塔花园和三座主要建筑物。珍贵的遗物包括1572年的Hong Phuc祖先牌,皇家诏令和来自不同历史时期的历史牌匾。该寺还获得了许多荣誉和奖项,如1954年的一等抗法勋章和1988年的国家历史遗址证书。

每年,该节日都在农历的第5、6和7个月举行,也被称为岩浦村节。在这个节日期间,人们经常从公共大厦游行到创始人方董女士的墓地,然后回到寺庙。

Tiếng Pháp (French)

Le temple de Yen Phu, autrefois connu sous le nom de temple Thanh Van Co Tu, a été renommé plus tard en temple Khanh Hung Tu. La tradition dit que le temple remonte à l’époque des Sœurs Trung et a été fondé par Mme Phuong Dung et Mme Phung Thi Hue. C’est l’un des temples les plus anciens et les plus anciens du bouddhisme vietnamien.

En 1789, le roi Quang Trung choisit le temple comme lieu de rassemblement pour l’armée Tay Son préparant la bataille de Ngoc Hoi. Pendant la guerre de résistance contre les Français (1947 – 1954), le temple servit également de lieu de cachette pour les cadres révolutionnaires et les soldats.

La première abbesse du temple était Mme Phuong Dung, une belle jeune femme qui décida de devenir nonne ici et de renommer le temple Thanh Van Co Tu. Pendant la guerre de résistance contre les Français, en raison de la destruction du quartier Yen Phu, deux généraux Trung Vu et Dai Lieu furent également honorés au temple.

Le temple a eu de nombreuses générations d’abbés, de Maître Ni Phuong Dung à l’époque des Sœurs Trung à Vénérable Thich Tho Lac et Vénérable Thich Tri Nhu aujourd’hui.

L’architecture du temple comprend un jardin de tours de tombeaux et trois bâtiments principaux. Les précieux objets comprennent la tablette ancestrale Hong Phuc 1572, les décrets royaux et les plaques historiques de différentes périodes. Le temple a également reçu de nombreux honneurs et récompenses, tels que la Médaille de la Résistance de première classe en 1954 et le certificat de site historique national en 1988.

Chaque année, le festival a lieu les 5, 6 et 7ème mois lunaires, également appelé le festival du village de Yen Phu. Pendant ce festival, les gens défilent souvent de la maison communale au tombeau du fondateur, Mme Phuong Dung, puis reviennent au temple.

Chấm điểm
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)