Đền Bà Áo Trắng (Đền Lũ Điền – Thành phố Yên Bái, Yên Bái)

Đền Bà Áo Trắng (Đền Lũ Điền – Thành phố Yên Bái, Yên Bái)

Lịch sử


Đền Bà Áo Trắng là ngôi đền thiêng được xây dựng từ lâu đời. Nhân dân kể lại rằng, ngôi đền được xây dựng từ thế kỉ XVII – XVIII nhờ ba dòng họ Nguyễn, Hà, Lý – 3 dòng họ có công khai phá đất hoang và lập nên hệ thống điện đền thờ tại địa phương ngày nay. Ban đầu, đền không có tên là đền Bà Áo Trắng thay vào đó là cái tên Lũ Điền. Đây là cách gọi nôm na đền theo tên của địa phương. Vì ngày ấy, thành phố Yên Bái có tên là xã Lũ Điền, thuộc tổng Giới Phiên, huyện Trấn Yên, Hưng Hóa. Sau này, người dân mới đổi tên thành đền Bà Áo Trắng.

Đền Bà Áo Trắng cũng là địa điểm nóng thời cách mạng chống Pháp (1945 – 1954). Bởi đền là nơi che chở cho du kích địa phương. Cũng là nơi Bộ Tư Lệnh liên khu 10 tổ chức họp quân chính bàn kế sách đánh giặc. Đồng thời, đền cũng là nơi kết nạp Đảng cho các đồng chí yêu nước, là nơi tập kết cán bộ, bộ đội, dân công, lương thực, vũ khí, là trạm dưỡng thương phục vụ trong các chiến dịch lớn như Lê Hồng Phong (1950), Lý Thường Kiệt (1951), Tây Bắc (1952) và Điện Biên Phủ (1954).

Trải qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt, không tránh khỏi việc đền bị phá hủy, hư hại phần nào. Tuy nhiên, nhờ lòng kính trọng và một lòng tín thờ Thánh Mẫu Thoải Phủ. Năm 1972, nhân dân đã quyên góp và trùng tu lại bản đền nhưng cũng chỉ đơn sơn với cột gỗ, mái cọ. Đến năm 2007, đền được phục dựng lại 3 gian đại bái cùng xây thêm tường bao gạch, mái lợp tôn. Đây gần như là lần tôn tạo cuối cùng cho đến ngày nay. 

Kiến trúc


Đền chỉ gồm 3 gian đại bái đặt tượng thờ Mẫu Thoải ở chính giữa. Ngôi đền được xây theo kiểu kiến trúc nhà hiện đại với tường gạch trát vữa, sơn hồng, cửa gỗ đỏ và mái lợp tôn. Ngôi đền nhỏ nhắn núp dưới bóng cây tre gốc lớn tán đổ che kín sân. 

Hiện vật


Hiện nay tại di tích đền Bà Áo Trắng còn lưu giữ một số cổ vật, di vật như: lư hương cổ cỡ nhỏ và rương đượng sắc phong được sơn son, thiếp vàng mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn. Trong lúc đào móng xây dựng miếu cậu, nhân dân đã phát hiện 0,5 kg tiền cổ có hình tròn, lỗ vuông. Qua phân loại sơ bộ đây là tiền cổ Việt Nam, với niên đại từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII.

Ngày 10/10/2012, đền Bà Áo Trắng được tỉnh Yên Bái chính thức xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Lễ hội


Vào các ngày từ 25 đến 27 tháng 2 âm lịch hàng năm, đền Bà Áo Trắng mở chính hội. Theo đó, từ 6 giờ sáng ngày 25/2, nhân dân thôn bản đã tập trung rước kiệu khởi hành từ đình trong ra đình ngoài sau đó đi tới đền. Đoàn rước gồm lần lượt đoàn cầm cờ thần, đoàn dâng lễ vật, đội khênh kiệu và cuối cùng là đội bát âm.

Sau khi đoàn vào đền, chủ tế đọc văn tế cùng lời cầu khấn cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa. Kết thúc phần tế lễ, nhân dân cùng nhau vào dâng hương, cầu bình an, may mắn cho gia quyến. Đến hết ngày 27/2, sau khi xin phép, đoàn rước lại rước kiệu trở về đình trong để cất giữ. 

Lễ vật khi đi lễ tại đền


Đền Bà Áo Trắng tuy nhỏ nhưng lại mang giá trị tâm linh được gửi gắm bởi nhân dân vô cùng lớn. Hàng năm cứ đến ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc lễ hội chính đền Thánh Mẫu, nhân dân khắp nơi lại nô nức sắm lễ, quần áo chỉnh tề lên cửa Mẫu Thoải và cúng lễ. 

Một mâm lễ Mẫu gồm các thức lễ như một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, nén hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Sau khi dâng tiến những lễ vật này, đợi hết một tuần hương, bạn sẽ phải hạ toàn bộ những lễ vật này xuống, riêng cánh sớ và giấy tiền phải đem đi hóa. Nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Oản được khuyến khích là loại oản màu trắng. Bởi theo lệ dân gian, các thức lễ dâng lên Mẫu Thoải đều phải có màu trắng. Oản nên là loại được đầu tư trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng mang nhiều ý nghĩa tốt lành. 

Tham khảo


  • https://oancotam.com/den-ba-ao-trang/
  • http://www.hoinhabaoyenbai.org.vn/dat-va-nguoi-yen-bai/Den-Ba-Ao-trang
  • https://thanhphoyenbai.yenbai.gov.vn/gioi-thieu/thang-canh–du-lich/?UserKey=Den-Ba-Ao-Trang
  • https://www.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=101&l=Ditichcaptinh
Chấm điểm
Chia sẻ
1. Đền Bà Áo Trắng (Yên Bái - Nguồn didulich.net)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *