Đền Thiên Cổ Miếu (Việt Trì – Phú Thọ)

Đền Thiên Cổ Miếu (Việt Trì – Phú Thọ)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung

Đền Thiên Cổ Miếu tọa lạc trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nằm ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm. Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đây là ngôi đền thờ người thầy, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam, tương truyền dạy dỗ các Vua Hùng. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Miếu Thiên Cổ, là thắng tích của Trung chi Hùng lĩnh, đền thiêng của cả trời Nam. Mới đây Thiên Cổ Miếu được đầu tư, xây dựng khang trang, khoáng đạt hơn xưa nhiều. Bắt đầu từ năm 2007 gọi là Đền Thiên Cổ. 

Lược sử

Theo “Ngọc phả đình thôn Hương Lan”, chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, tôn sư trọng đạo, tu thân và lập thân của con người. Chính vì vậy, Vua Hùng thứ 18 đặc biệt chú trọng đến việc dạy chữ, dạy người.

Cùng thời đó có vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục mở lớp dạy học ngay tại đô thành Văn Lang. Biết được tâm đức của thầy cô, Hùng Duệ Vương đã mời hai người vào cung dạy học cho hai công chúa mà nhà vua rất mực yêu quý là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai công chúa được thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục dạy chữ, dạy đạo làm người và nhanh chóng trở thành những công nương hiền thục, giỏi giang và tháo vát.

Thầy cô sinh được 3 người con trai, nhưng các con chưa kịp trưởng thành thì hai thầy cô đã bất ngờ tạ thế. Thầy cô tạ thế cùng giờ, cùng ngày 2/2 năm Quý Dậu (288 trước Công nguyên), vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức nên đã an táng ngay tại địa điểm hai người mở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Ba con trai cùng các học trò và dân trong thôn trang dựng Miếu thờ hai ông bà.

Được xây dựng hơn 3000 năm nhưng bí ẩn của ngôi đền này mới được hé lộ cách đây không lâu. Theo các cụ già trong làng kể lại, từ thời Bắc thuộc cho đến thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, bí mật về ngôi đền vẫn luôn được giữ kín để đảm bảo đền không bị giặc phá hoại. Chỉ những người chủ tế trong làng mới biết rõ ngôi đền này thờ ai. Trước đây người dân thôn Hương Lan cũng chỉ biết đền có tên là đền Hai Cô hoặc đền Mẫu, miếu 2 cây… Năm 1978, khi Hợp tác xã Đồng Lực định đẵn cây táu ở đền về nung gạch, 20 cụ già trong làng ra ôm gốc cây và nói: “Nếu các anh định chặt thì cứ chém chết chúng tôi trước đã”. Khi đó mọi người mới biết đây chính là ngôi đền thờ thầy giáo cổ xưa nhất nước ta. 

Kiến trúc

Trước cửa miếu, hai bên là hai cây táu cổ thụ, to, cao ước đoán trên ngàn năm tuổi. Người dân thôn Hương Lan kể rằng điều kỳ lạ ở hai cây táu cổ thụ là tuy là hai cây cùng giống nhưng vào độ tháng 5, mùa trổ hoa thì một cây trổ hoa trắng, một cây trổ hoa vàng. Cánh hoa táu trải xuống sân đền như một tấm thảm lớn với hai màu trắng vàng rõ rệt.

Trên bệ cao là tượng thầy giáo Vũ Thê Lang và vợ là Nguyễn Thị Thục, được sơn son thếp vàng. Dưới là tượng của Ngọc Hoa công chúa và Tiên Dung công chúa – con gái Hùng Vương thứ 18, đầu đội mũ lông chim công. Đây là hai học trò yêu quý nhất của ông bà. Dưới là hai pho tượng nhỏ: Tiên Đồng, Ngọc Nữ theo hầu hai công chúa. Trong miếu có 3 bát hương cổ bằng đất nung, hoa văn đẹp, giống hoa văn khắc trên trống đồng. Ngoài ra còn có một bức hoành phi nhỏ ghi: “Thiên Cổ Miếu” và hai câu đối bằng gỗ mộc dài chừng một mét, đều viết bằng chữ Hán.

“Hùng Lĩnh trung chi thắng tích
Nam thiên chính khí linh từ”.

Tạm dịch: Di tích ở Hùng Lĩnh (Đền Hùng) là trung tâm của cả nước không nơi nào sánh nổi/Chính miếu này là khí thiêng cả trời Nam.

Di vật

Những chứng tích quý giá còn lại trong đền như sắc phong, ngọc phả, tượng thầy giáo, cô giáo, tượng hai cô học trò: Tiên Dung – Ngọc Hoa với Tiên Đồng – Ngọc Nữ theo hầu luôn được chính quyền địa phương và những người trông coi ngôi đền gìn giữ như báu vật.

Ở đây còn giữ được bản Ngọc phả viết bằng chữ Hán trên giấy gió trắng dầy 13 trang do Đông Các địa học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1573.

Hoành phi và câu đối trong Đền Thiên Cổ Miếu có từ thời Tự Đức năm thứ nhất (1848). Trong đền, ngoài ba lư hương cổ bằng gốm từ thời nhà Lý, nhà Lê, còn có một số đồ thờ bằng gỗ như ống hương, hai cây nến,…

Thành tựu

  • Năm 2003, Thiên Cổ Miếu được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa.
  • Hai cây táu trước cửa miếu cũng được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam năm 2012.

___________________

Tiếng Anh (English)

The Temple of Heaven and Earth, located in Huong Lan village, Trung Vuong commune, Viet Tri city, Phu Tho province, is a temple dedicated to teachers and the oldest educational tradition in Vietnam, honoring the teaching of the Hung Kings. It is part of a historical complex including Huong Lan Communal House and the tombs of three heroes from the reign of Hung Due Vuong, representing the victory of the Hung lineage, the sacred temple of the southern sky. In 2007, the temple was renovated and renamed the Temple of Heaven and Earth.

The history of the temple is associated with the 18th Hung King, the era of Hung Due Vuong, when the king and people emphasized learning and respecting teachers. The king invited teachers Vu The Lang and Nguyen Thi Thuc to teach the princesses in the palace. After the teachers passed away, the people and students built a temple and preserved the secrets of the temple for many centuries.

The architecture of the temple includes two ancient cypress trees in front of the entrance, statues of the teacher and his wife, along with statues of princesses and students. Precious artifacts such as royal decrees, jade seals, and the Ngoc Pha manuscript written in ancient Chinese characters are also preserved in the temple. In 2003, the temple was recognized as a historical and cultural relic, and the two ancient cypress trees were recognized as Vietnamese Heritage in 2012.

Tiếng Trung (Chinese)

天地古庙位于越南富寿省越志市屯王社区香兰村,是越南敬师重道的最古老教育传统的一部分,祭奉雄王的教诲。它是一个历史建筑群的一部分,包括香兰公社厅和三位雄王时代的英雄之墓,代表了雄王宗系的胜利,是南天的圣殿。2007年,该庙进行了翻新,并更名为天地古庙。

该庙的历史与第18位雄王、雄汇王时代相关,当时国王和人民强调学习和尊敬老师。国王邀请了老师武师郎和阮氏淑在宫中教导公主们。老师过世后,人民和学生们建造了一座庙宇,并保存了数个世纪的庙宇秘密。

该庙的建筑包括入口处的两棵古柏树、老师和他的妻子的雕像,以及公主和学生的雕像。宝贵的文物,如皇家诏书、玉印章和用古代汉字写成的《玉霞》手稿,也保存在该庙中。2003年,该庙被认定为历史文化遗址,两棵古柏树也在2012年被认定为越南遗产。

Tiếng Pháp (French)

Le Temple du Ciel et de la Terre, situé dans le village de Huong Lan, la commune de Trung Vuong, la ville de Viet Tri, dans la province de Phu Tho, est un temple dédié aux enseignants et à la plus ancienne tradition éducative du Vietnam, honorant l’enseignement des Rois Hùng. Il fait partie d’un complexe historique comprenant la Maison Communale de Huong Lan et les tombes de trois héros du règne de Hung Due Vuong, représentant la victoire de la lignée des Hùng, le temple sacré du ciel méridional. En 2007, le temple a été rénové et renommé le Temple du Ciel et de la Terre.

L’histoire du temple est associée au 18ème roi Hùng, à l’époque de Hùng Due Vuong, lorsque le roi et le peuple mettaient l’accent sur l’apprentissage et le respect des enseignants. Le roi a invité les enseignants Vu The Lang et Nguyen Thi Thuc à enseigner aux princesses dans le palais. Après le décès des enseignants, le peuple et les étudiants ont construit un temple et ont préservé les secrets du temple pendant de nombreux siècles.

L’architecture du temple comprend deux anciens cyprès devant l’entrée, des statues du professeur et de sa femme, ainsi que des statues de princesses et d’étudiants. Des objets précieux tels que des décrets royaux, des sceaux de jade et le manuscrit Ngoc Pha écrit en caractères chinois anciens sont également conservés dans le temple. En 2003, le temple a été reconnu comme un site historique et culturel, et les deux anciens cyprès ont été reconnus comme un patrimoine vietnamien en 2012.

 

Chấm điểm
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)