Đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh Điện – Tp. Việt Trì, Phú Thọ)

Đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh Điện – Tp. Việt Trì, Phú Thọ)

Thông tin cơ bản

Vị trí địa lý

Ngôi Đền Thượng có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Ngôi Đền là một công trình kiến trúc của khu di tích quần thể Đền Hùng toạ lạc tại thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lược sử 

Đền Thượng được xây dựng trên nền cũ của ngôi miếu thờ thần núi, thần lúa, Thánh Gióng…, là nơi các vua Hùng thường tiến hành các nghi thức cầu khấn trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc.

Có tài liệu cho rằng đền Thượng được xây dựng vào thế kỷ XV, hiện đền có ba gian, mái ngói đầu đao cong. Cửa đền có bức hoành phi: Nam Việt Triệu Tổ (Tổ muôn đời của nước Việt Nam), trong đền có bức đại tự: Tử Tôn Bảo Chi (Con cháu phải giữ gìn lấy). Ngoài ra còn có rất nhiều câu đối ca ngợi công đức của các bậc Thánh Tổ. Ban thờ trong đền có bài vị của 18 đời vua Hùng (Hùng đồ thập bát thế Thánh vương Thánh vị) và ba vị thần núi: Đột Ngột Cao Sơn (núi Nghĩa Lĩnh), Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), hai bên trước cửa đền là hai cột đá, tương truyền do An Dương Vương dựng lên, thề muôn đời gìn giữ giang sơn gấm vóc họ Hùng.

Kiến trúc

Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng 4 cấp: Nhà chuông trống, Đại bái, Tiền tế và Hậu cung.

Trong đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ”, nghĩa là Tổ khai sáng nước Việt Nam. Đền được làm kiểu chữ Vương, có 3 cấp. Phía trước là nghi môn rồi đến đại bái (cấp 1), tiền tế (cấp 2) và hậu cung (cấp 3). Trong cuốn sách “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia” có viết: Nghi môn kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn, có 4 trụ biểu lớn tạo thành 3 cổng mái vòm. Các cột trụ phía trên đắp theo kiểu lồng đèn, bốn mặt đắp hình tứ linh, đỉnh cột đắp 4 con nghê chầu. Phía trên nóc cổng giữa đắp trang trí “lưỡng long chầu nhật”, hình hai con rồng đang uốn lượn. Hai bên có tượng võ sỹ, phía trên là hình phượng cặp thư.

Ở đại bái, tiền tế và hậu cung kết cấu được xây thành 3 cấp nối liền nhau. Mặt bằng có cấu trúc 3 gian, 2 hàng cột. Đặc biệt tại hậu cung là nơi thâm nghiêm, bên trong có 4 ban thờ. Ở 3 ban thờ chính diện có long ngai và bài vị được đặt trong khám thờ. Tất cả đều trạm trổ công phu, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Phía tay trái đền Thượng có cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại. Qua thời gian, dấu tích cột đá bị vùi lấp. Năm 1968, các nhà nghiên cứu tìm thấy những cột đá cổ nằm sâu trong lòng đất tại khu vực đền Thượng. Từ đó cột đá thề được xây dựng lại ở bên phải trước sân đền. Năm 2003, cột đá được trùng tu kiểu dáng như cũ; năm 2009 tu bổ, tôn tạo lại bằng đá bán quý với kiểu dáng như hiện nay.

Hiện, trong Đền Thượng có rất nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi công đức tổ tiên và dăn dạy con cháu luôn ghi nhớ công lao dựng nước của cha ông, đó là: Sông núi nước Nam; Dân buổi ban đầu; Tổ muôn đời của nước Nam…, hay những câu đối: Thần thánh mở nước Nam, đến nay dân vẫn đông, đất vẫn rộng/ Công lao thờ tại miếu, ấy là cây có gốc, nước có nguồn; Sách trời đã định, chính thống dựng kinh đô, non sông Bách Việt đã có Tổ/ Núi sáng linh thiêng, cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn…

Ngày 18/9/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, người đã nghỉ trưa ở cửa ngách Đông Nam đền Thượng trước khi về Bác căn dặn phải trồng cây cối. Xây dựng nơi này thành công viên lịch sử cho con cháu sau này thăm viếng.

_________________________

Tiếng Anh (English) 

The Upper Temple, also known as the Kinh Thien Palace, is located in the historical site of the Hung Kings Temple, in Co Tich village, Hy Cuong commune, Viet Tri city, Phu Tho province. Built on the foundation of an old shrine dedicated to mountain deities and other gods, the Upper Temple is where the Hung Kings often conducted rituals to honor heaven and earth, praying for favorable weather, abundant harvests, and happiness for the people.

The temple was constructed in the 15th century, currently consisting of three chambers and a curved-tiled roof resembling a dao blade. The entrance is adorned with a horizontal lacquered board and a stele praising the virtues of the Ancestral Saints. The architecture of the Upper Temple follows the “Vuong” character style, encompassing levels from the bell tower to the rear palace. Of particular note is the rear palace area, where intricately decorated altars and thrones are situated.

Another remarkable feature is the stone pillar to the west of the temple, believed to have been erected by Thuc Phan to swear an oath to protect the nation. This pillar has been buried and restored multiple times throughout history. The Upper Temple also houses numerous horizontal lacquered boards and steles praising the virtues of the ancestors, demonstrating loyalty and reverence for the nation’s history and traditions.

On September 18, 1962, President Ho Chi Minh visited the Hung Kings Temple and stopped at the Southeast gate of the Upper Temple before departing, emphasizing the importance of environmental protection and the development of this site into a historical park for future generations to visit.

Tiếng Trung (Chinese)

上殿,又称为“敬天灵殿”,位于福泰省越子市西乡村鼓梯村庄的雄王庙历史遗址内。上殿建于15世纪,现有三个殿宇和弯曲瓦顶,类似于弯刀。入口装饰着一块横幅和一块赞美祖先圣贤德行的石碑。上殿的建筑风格遵循“王”字形式,包括从钟楼到后殿的各个级别。特别值得注意的是后殿区域,那里有精美的祭坛和宝座。

Tiếng Pháp (French)

Le Temple Supérieur, également connu sous le nom de Palais Kinh Thien, est situé sur le site historique du Temple des Rois Hùng, dans le village de Co Tich, la commune de Hy Cuong, la ville de Viet Tri, dans la province de Phu Tho. Construit sur les fondations d’un ancien sanctuaire dédié aux divinités des montagnes et à d’autres dieux, le Temple Supérieur est l’endroit où les Rois Hùng organisaient souvent des rituels pour honorer le ciel et la terre, priant pour des conditions météorologiques favorables, des récoltes abondantes et le bonheur du peuple.

Le temple a été construit au XVe siècle, actuellement composé de trois chambres et d’un toit en tuiles incurvé ressemblant à une lame de dao. L’entrée est ornée d’une planche laquée horizontale et d’une stèle louant les vertus des Saints Ancestraux. L’architecture du Temple Supérieur suit le style de caractère “Vuong”, englobant des niveaux allant du clocher au palais arrière. À noter en particulier est la zone du palais arrière, où sont situés des autels et des trônes richement décorés.

Une autre caractéristique remarquable est le pilier de pierre à l’ouest du temple, que l’on croit avoir été érigé par Thuc Phan pour prêter serment de protéger la nation. Ce pilier a été enterré et restauré à plusieurs reprises tout au long de l’histoire. Le Temple Supérieur abrite également de nombreuses planches laquées horizontales et des stèles louant les vertus des ancêtres, démontrant ainsi la loyauté et le respect envers l’histoire et les traditions de la nation.

Le 18 septembre 1962, le président Ho Chi Minh a visité le Temple des Rois Hùng et s’est arrêté à la porte sud-est du Temple Supérieur avant de partir, soulignant l’importance de la protection de l’environnement et du développement de ce site en un parc historique pour que les générations futures puissent le visiter.

4/5 (1 bình chọn)

Hình ảnh

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)