Giới thiệu chung
Đền Xa Lộc tọa lạc trên một khu đất rộng thuộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đền Xa Lộc được nhiều người biết đến là một ngôi đền cổ linh thiêng thờ dũng tướng Lân Hổ Đô thống Đại Vương – một vị tướng giỏi thời nhà Trần đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi vào thế kỷ XIII.
Lược sử
Theo truyền thuyết xưa, Phùng Lân Hổ là một người nông dân nhưng có sức địch trăm người, thân cao 1 trượng, có tài vác đỉnh. Năm ấy, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta, chúng đóng đồn ở ngã ba Bạch Hạc, kéo dài xuống các nương dâu của tổng Thạch Cáp, huyện Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao). Trước tình hình đó, vua Trần xuống chiếu tìm người dẹp loạn. Hay tin, Lân Hổ liền tự nguyện xin đi. Ông xin vua một con ngựa sắt, một cây chùy sắt rồi nhảy lên mình ngựa đuổi đánh quân giặc. Quân giặc tan tác không sót một tên. Vua Trần liền ban tặng thần 8 chữ là “Nam thiên tráng khí, Bắc khẩu hàn tâm; Công cư đệ nhất, Trưng Trắc, Trưng Nhị hà dự yên” (Nghĩa là “Tráng khí trời Nam, giặc Bắc run sợ; công cao bậc nhất, Trưng Trắc, Trưng Nhị đâu sánh kịp”). Vì có công đánh giặc cứu nước, giữ đất, yên dân nên ông được ban tước Hầu (Lân Hổ Hầu) và làm quan trong triều, nhưng ông từ chối xin được về quê phụng dưỡng mẹ già.
Đến năm 1285, quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai. Lân Hổ lại ra cầm quân đánh giặc giữ nước và được cử giữ chiến tuyến Gia Ninh – Dục Mỹ. Nhưng thế giặc mạnh và đông nên ông đã anh dũng hi sinh. Tiếc thương vị tướng tài lập nhiều công lớn, vua Trần đã hạ chiếu xây lăng thờ tướng Phùng Lân Hổ và cho tế theo nghi lễ cao nhất. Nhân dân Tứ Xã và một số địa phương dọc bờ sông Thao tôn thờ ông là con của trời đất, thần linh…
Mặc dù đã qua nhiều lần tu bổ, nhưng đến nay, ngôi Đền đã hơn 700 tuổi và có phần xuống cấp. Được sự nhất trí của Chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô đã phát tâm công đức và khởi công tu bổ ngôi Đền với thiết kế khang trang, bền đẹp nhưng vẫn bảo tồn kiến trúc uy nghi truyền thống, để nhân dân địa phương và du khách thập phương về thăm quan và thực hành tín ngưỡng.
Kiến trúc
Đền Xa Lộc được xây dựng theo kiểu chữ Nhị với Thượng Cung (đền thượng), Đại Bái (đền hạ) đều ba gian hướng Nam. Lưng Đền dựa vào thế Đền Tổ Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, xung quanh thủy tiên bao bọc. Bên phải xa xa có 9 ngọn núi “Cửu tượng phục chầu”, bên trái xa xa “Sông Hồng lượn rồng uốn khúc”. Toàn bộ đường đi trong đền đều được lát đá. Qua 7 bậc đá lên tới sân đền. Đền hạ có 3 gian, để chiêng, trống, ngựa thờ, khám thờ với gươm, đao, giáo mác được sơn son thiếp vàng đồng thời cũng là nơi thờ vong linh các liệt sĩ đã hy sinh trong các trận chiến đấu bảo vệ quê hương. Bên trong Đại Bái là Thượng Cung thờ thần Lân Hổ và thờ Phùng Sáo Đá, Phùng Sáo Đen – hai vị cận quân tài giỏi của thần Lân Hổ. Hai bên tay trái và phải là nhà tả hữu mạc được xây dựng với kiến trúc đơn giản, ba gian giống nhà ở nhưng để trống không làm cửa, không tường bao để bà con, dân làng, du khách thập phương chuẩn bị lễ vào đền thắp hương.
Điều ấn tượng đối với mỗi người khi đến với Đền Xa Lộc chính là khuôn viên bên trong đền đều được bao phủ bởi các cây cổ thụ, tạo bóng mát và không khí trong lành. Năm 2017, Đền được mở rộng thêm khuôn viên rộng hơn 1ha, với ao sen và cổng Tam quan, tạo nên nét uy nghi, đẹp đẽ cho ngôi đền.
Kiến trúc Đền Xa Lộc có thể được xem như điển hình của nghệ thuật kiến trúc thờ tự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trải qua thời gian, ngôi đền bị tàn phá, hư hại nhiều. Được sự cho phép của các ngành, các cấp Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô đã gia tâm công đức và đảm nhiệm việc khởi công tu bổ, tôn tạo lại ngôi Đền. Sau hơn 4 tháng thi công công trình đã hoàn thành với các hạng mục được xây dựng kiên cố, uy nghi nhưng vẫn được giữ nguyên kiến trúc cổ kính của ngôi Đền bảy trăm tuổi. Việc tu bổ tôn tạo Đền Xa Lộc chỉ là nơi để nhân dân gần xa tỏ lòng biết ơn về đức hy sinh, tinh thần yêu nước, lòng nhân nghĩa của nhân vật lịch sử Lân Hổ, nơi đây còn là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân Tứ Xã nói riêng và nhân dân vùng Đất Tổ nói chung.
Thành tựu
Năm 1993, Đền Xa Lộc đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
_____________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
The Xa Loc Temple is located in Tu Xa commune, Lam Thao district, Phu Tho province, known as a sacred ancient temple dedicated to General Lan Ho Do Thong Dai Vuong, who made significant contributions in the resistance war against the Mongol invaders in the 13th century. Legend has it that Lan Ho, a strong farmer, volunteered to drive away the enemy when King Tran called. He was awarded eight words of commendation for his outstanding achievements. After sacrificing in battle, he was worshipped by King Tran and a temple was built in his honor. The temple has existed for over 700 years and after many renovations, it is now being renovated by the Song Hong Corporation. The architecture of Xa Loc Temple reflects the architectural art of ancestral worship in Phu Tho province. In 1993, it was classified as a National Historical Site.
Tiếng Trung (Chinese)
夏洛寺位于富蘇省林濤區土社鄉,是一座聞名的古老寺廟,供奉著八字將軍蘭和多通大王,他在13世紀的抵抗蒙古侵略者的戰爭中做出了重大貢獻。傳說蘭和是一位強壯的農民,在陳王召集時自願驅逐敵人。他因出色的成就而被授予八字的讚美。在戰爭中犧牲後,他受到陳王的崇拜,並建造了一座供奉他的寺廟。該寺廟已存在700多年,經過多次翻修後,現在由松江集團進行翻修。夏洛寺的建築反映了富蘇省的祖先崇拜建築藝術。 1993年,它被列為國家歷史遺址。
Tiếng Pháp (French)
Le temple Xa Loc est situé dans la commune de Tu Xa, district de Lam Thao, province de Phu Tho, connu comme un ancien temple sacré dédié au général Lan Ho Do Thong Dai Vuong, qui a fait d’importantes contributions dans la guerre de résistance contre les envahisseurs mongoles au 13e siècle. La légende raconte que Lan Ho, un fermier fort, s’est porté volontaire pour chasser l’ennemi lorsque le roi Tran a appelé. Il a reçu huit mots de félicitations pour ses réalisations exceptionnelles. Après avoir sacrifié sa vie au combat, il a été honoré par le roi Tran et un temple a été construit en son honneur. Le temple existe depuis plus de 700 ans et après de nombreuses rénovations, il est maintenant en cours de rénovation par la Société Song Hong. L’architecture du temple Xa Loc reflète l’art architectural du culte ancestral dans la province de Phu Tho. En 1993, il a été classé site historique national.