Lịch sử
Đình Lỗ Khê có từ thời Hậu Lê, ban đầu tương truyền là ngôi đền thờ đệ nhất thành hoàng Điện Hưng, được dân làng dựng vào cuối thời kỳ Hùng Vương ở bãi Đình Chiền, ngay trong khu vực đồn trại của Ngài. Đến khoảng thế kỷ III, dân làng chuyển đền từ ngoài đồng về chỗ hiện nay. Về sau đền được mở rộng và nâng cấp thành đình. Giữa thế kỷ XV thờ thêm 2 vị tướng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn là Dương Trực và Tô Quang, cùng với Thủy thần Út Đầu Rền – một vị tướng từ thời Hùng Vương từng được phong “Phổ tế linh ứng đại vương”. Bốn vị thành hoàng này gọi chung là “Vạn cổ tứ linh”.
Theo thần tích, Ngài Điện Hưng sinh năm 313 TCN. Mẹ là Vũ Thị Khang – người làng Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, rời quê đến xã Vạn Kỳ, huyện Gia Định (nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Giang), sau về làng Lỗ Khê, rồi sinh ra Ngài. Lớn lên, Điện Hưng giúp vua Hùng đánh lại nhà Thục. Sau khi mất, Ngài được dân làng Lỗ Khê thờ và các triều vua phong là “Hiển ứng linh phù đại vương, Thượng đẳng thần”.
Thuỷ thần là con của Lạc Long Quân, cai quản sông Nguyệt Giang, chế ngự miếu Đầu Triền nên các sắc phong đều ghi là “ Út Đầu Triền phổ tế linh ứng, đại dương, Thượng đẳng thần.
Tướng Dương Trực (1402—?) quê ở trang Thanh Liêm, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ngài từng theo Lê Lợi đánh giặc Minh, đóng quân ở làng Lỗ Khê, tại đây Ngài đã sai quân lính cùng dân làng đào 72 cái chuôm và 11 mạch để trữ nước tưới cho đồng ruộng. Vì thế Ngài được dân làng tôn thờ và các triều vua phong là “Hầu Đại liêu đại vương, Thượng đẳng thần”.
Tướng Tô Quang là con nuôi của cụ Dương Bang, thân sinh ra Dương Trực và anh trai của mẹ Tô Quang. Hai anh em con chú con bác này cùng theo Lê Lợi đánh giặc Minh và cùng mất ngày mồng bảy tháng chín âm lịch. Ngài cũng được các triều vua phong là “Hầu Đại liêu đại vương”, lúc đầu chỉ là Trung đẳng thần, đến thời Nguyễn nâng lên thành Thượng đẳng thần.
Nghe nói năm Kỷ Tỵ đời vua Tự Đức (1869), quân triều đình về dẹp giặc cỏ, đình bị đốt cháy ngày 21-9 âm lịch. Sau dân làng quyên góp xây dựng lại đình, tổ chức rước các thần tạm ngụ ở gốc đề Cầu Bài, gốc đa Mạch, gốc đa Cổng Trại và gốc đa ven miếu sông Nguyệt Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Năm Mậu Ngọ đời vua Khải Định (1918), đình được trùng tu, phục chế và mở rộng cửa võng, giữ các đường nét chạm khắc thời Lê. Năm Tân Tỵ đời vua Bảo Đại (1941) lại mở rộng lòng giếng đình.
Kiến trúc
Đình trước đây được cấu trúc chữ “Nhị”, gồm nhà Tiền tế và Đại đình, mỗi tòa năm gian. Nối Tiền tế là hai tòa Tả mạc và Hữu mạc. Hai bên Hậu cung có Tả trù và Hữu trù. Trong tòa Đại đình không có sàn mà chỉ lát đá xanh, cao hơn thềm đình.
Hiện nay, Đình bố cục hình chữ “Tam”, gồm tiền tế, trung tế cùng 5 gian và hậu cung 3 gian, nền nhà trung tế cao hơn thềm đình. Tòa tả mạc lẫn tòa hữu mạc đều không còn. Hai bên hậu cung là tả trù và hữu trù. Những chạm khắc hoa văn ở cả hai phần nề và mộc đều mang đậm phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Hậu Lê.
Theo quan niệm phong thủy, đình được dựng trên đầu con rồng nhìn hướng Tây Nam, hai mắt rồng là hai giếng nước ở cổng Đồng và cổng xóm Tây, là những nơi quang đãng, không bị tầm che khuất. Đây là mảnh đất tốt nhất về “ngũ hành”, phát cả về nhân đinh, thịnh vượng và tài lộc. Quanh làng lại có 10 gò đống “tiền tam thai, hậu thất diệu”, tượng trưng cho 10 ngọn đèn thần chiếu vào đình, vào mọi nhà trong làng. Mé sau đình là chùa Lỗ Khê và nhà Văn hóa thôn. Sân đình rất rộng, có đôi rồng đá trước thềm.
Đình được xây dựng hoàn chỉnh, cả phần nề và mộc đều mang đậm phong cách chạm khắc hoa văn kiến trúc thời Lê. Đình không làm sàn, từ đình trên đến đình dưới cho đến tam quan chiều rộng gian giữa thẳng hàng và bằng nhau, nền hạ thấp 15 phân so với gian phải trái. Thềm đình dưới và tam quan đều lát đá xanh, bậc tam cấp. Hai bên hậu có tả trù, hữu trù. Hai bên sân đình trong có tả mạc và hữu mạc.
Trước đình có mái tam quan, trên cửa gian giữa có bốn chữ lớn “Thánh cung vạn tuế”. Gian tam quan bên phải có dựng bia đá ghi lại sự tích đình làng (bia nay không còn). Phía trước và sau nam đình có hai cây đa cổ thụ ước tính ngàn tuổi, đứng ở đường sắt phủ Từ Sơn có thể nhìn thấy cây đa đình Lỗ Khê (nay không còn). Cạnh gốc đa trước đình có tượng chó đá to, cổ đeo nhạc ngẩng đầu nhìn về hướng tây nam.
Nghe nói, trong mình chó được yểm kim khí bùa làm cho tượng chó có hồn, có sức mạnh vô biên để “ trấn ” trừ khử mọi yêu ma quỷ quái, không thể xâm phạm vào đình làng, giữ cho làng xóm thịnh vượng bình yên. Sau đình có năm từ chỉ, trong đó có một thờ đức Khổng Tử. Phía ngoài thành sau đình có cánh cung (thường gọi là tay ngai). Bên tây đình có một nghiên, một bút là của báu thánh trao lại cho làng, nghiên mực nay vẫn còn. Bút nghiên của Đức Thánh cả để lại và truyền rằng: “ Để mất bút nghiên thì con cháu làng sẽ dốt nát ”.
Di vật
Tương truyền Đinh Tiên Hoàng đến đình Lỗ Khê làm lễ tế, xin Thủy thần “Mỹ tự âm phù” về kinh đô cầu mưa. Được toại nguyện, vua phong tặng Điện Hưng và Út Đầu Rền 4 chữ vàng “Nhị vị đại vương” (năm 978). Tiếp đó vua Lê Đại Hành cũng đến tế tại đình và phong 2 vị là “Trung đẳng phúc thần” (981).
Lê Thánh Tông khi lên ngôi vua (1460) đã gửi thơ tới Lỗ Khê, ca ngợi 2 thần hoàng mới (Dương Trực và Tô Quang) có công lớn phò Lê Lợi chống giặc Minh. Trong hậu cung còn giữ được 8 đạo sắc phong của các triều vua từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn. Đình còn được vinh dự đón Hồ chủ tịch về chúc tết vào ngày đầu năm Giáp Thìn (13-2-1964). Ngày 21-01-1989 đình Lỗ Khê cùng với ba ngôi đình Hà Vỹ, Hà Lỗ và Hà Hương thuộc xã Liên Hà đã cùng được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Sự kiện
Đình làng Lỗ Khê đã được vinh dự đón chủ tịch Hồ Chí Minh về chúc tết vào ngày mồng một tết Nguyên đán năm Giáp Thìn (13/2/1964). Đây là một sự kiện chính trị đặc biệt, một hạnh phúc lớn lao nhất trong ngàn năm lịch sử của làng Lỗ Khê.
Ngày 21-01-1989 đình Lỗ Khê cùng với ba ngôi đình Hà Vỹ, Hà Lỗ và Hà Hương thuộc xã Liên Hà đã cùng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
_________________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Lo KheTemple originated during the Later Le dynasty, initially as a shrine dedicated to Dien Hung, built by villagers at the end of the Hung Kings’ era at Dinh Chien. Around the 3rd century, the shrine was moved to its current location and later expanded and upgraded to a temple. In the mid-15th century, the temple began worshiping two more generals, Duong Truc and To Quang, who participated in the Lam Son uprising with Le Loi, and the Water God Ut Dau Ren, a general from the Hung Kings’ era. Together with Dien Hung, they are collectively known as the “Vạn co tu linh” (Four Eternal Spirits).
According to legend, Dien Hung was born in 313 BC in Lo Khe village, helped the Hung Kings fight against the Thục invaders, and after his death, was conferred the title “Hien Ung Phu Linh Dai Vuong, Thuong Dang Than” (Great King of Manifest Response and Protection, Highest Deity). Water God Ut Dau Ren, son of Lac Long Quan, ruled the Nguyet River and was given the title “Pho Te Linh Ung Dai Vuong, Thuong Dang Than” (Great King of Universal Assistance and Spirit, Highest Deity). General Duong Truc, from Thanh Liem, Ha Nam, followed Le Loi in fighting the Ming invaders and helped Lo Khe villagers dig ponds to store water, earning him the title “Hau Dai Lieu Dai Vuong, Thuong Dang Than” (Great Marquis, Highest Deity). General To Quang, adopted son of Duong Bang, fought alongside Duong Truc, and was initially conferred the title of Middle Deity and later promoted to Highest Deity.
In 1869, the temple was burned down and later rebuilt by the villagers. By 1918, under Emperor Khai Đinh, the temple was restored and expanded. In 1941, under Emperor Bao Dai, the temple’s well was expanded. Originally, the temple had an “Nhi” (二) shape with the Front Hall and Main Hall each having five compartments, but now it has a “Tam” (三) shape, including the Front Hall, Middle Hall, and Rear Hall, adorned with intricate carvings characteristic of the Later Le period. The temple is situated on auspicious land with two wells representing the dragon’s eyes, bringing prosperity and fortune to the village.
The temple preserves many valuable artifacts, including eight royal decrees from the Later Le to the Nguyen dynasty. Notably, Emperor Dinh Tien Hoang visited the temple to perform a rain-making ceremony and conferred the title “Nhi vi Dai Vuong” (Two Great Kings) on Dien Hung and Ut Dau Ren. Emperor Le Dai Hanh also performed ceremonies there and conferred the title “Trung dang phuc than” (Middle-Rank Blessing Gods) on the two deities. Emperor Le Thanh Tong sent poems praising the new guardian spirits, Duong Truc and To Quang. Lo Khe Temple had the honor of welcoming President Ho Chi Minh for a New Year visit in 1964 and was recognized as a National Historical and Cultural Relic in 1989.
Tiếng Trung (Chinese)
罗溪庙始建于后黎朝时期,最初是一个供奉殿兴的神社,由村民在雄王时代末期建于亭田。大约在三世纪,这座神社被迁移到现址,并随后扩建升级为庙宇。十五世纪中叶,庙内增加了对两位将军杨直和苏光的供奉,他们曾与黎利一起参加蓝山起义,以及雄王时代的将军水神乌头仁。与殿兴一起,他们被统称为“万古四灵”。
根据传说,殿兴出生于公元前313年在罗溪村,曾帮助雄王对抗蜀国侵略者,死后被封为“显应灵符大王,上等神”。水神乌头仁是雒龙君之子,统治月江,封号为“普济灵应大王,上等神”。将军杨直,出生于河南省清廉,曾跟随黎利抗击明朝侵略者,并帮助罗溪村民挖池储水,被封为“侯大辽大王,上等神”。将军苏光是杨邦的养子,与杨直并肩作战,最初被封为中等神,后提升为上等神。
1869年,庙宇被焚毁,随后由村民重建。1918年,在启定皇帝统治下,庙宇被修复扩建。1941年,在保大皇帝统治下,庙井被扩建。最初,庙宇的结构为“二”字形,前殿和大殿各五间,但现今庙宇为“三”字形,包括前殿、中殿和后殿,雕刻精美,具有后黎时期的典型风格。庙宇建在风水宝地上,两口井象征龙眼,为村庄带来繁荣和财富。
庙内保存了许多珍贵的文物,包括从后黎到阮朝的八道御赐敕命。特别是,丁先皇曾到庙宇进行求雨仪式,并封殿兴和乌头仁为“二位大王”。黎大行皇帝也曾在此进行仪式,并封二神为“中等福神”。黎圣宗皇帝写诗赞美新神杨直和苏光。罗溪庙荣幸于1964年迎接胡志明主席新年访问,并于1989年被认定为国家历史文化遗迹。
Tiếng Pháp (French)
Le temple de Lo Khe trouve ses origines sous la dynastie des Le postérieurs, initialement comme un sanctuaire dédié à Dien Hung, construit par les villageois à la fin de l’ère des rois Hung à Dinh Chien. Vers le IIIe siècle, le sanctuaire a été déplacé à son emplacement actuel et a été ensuite agrandi et transformé en temple. Vers le milieu du XVe siècle, le temple a commencé à vénérer deux autres généraux, Duong Truc et To Quang, qui ont participé au soulèvement de Lam Son avec Le Loi, ainsi que le dieu de l’eau Ut Dau Ren, un général de l’ère des rois Hung. Ensemble avec Dien Hung, ils sont collectivement connus sous le nom de “Vạn co tu linh” (Quatre Esprits Éternels).
Selon la légende, Dien Hung est né en 313 av. J.-C. dans le village de Lo Khe, a aidé les rois Hung à combattre les envahisseurs Thục, et après sa mort, a reçu le titre de “Hien Ung Phu Linh Dai Vuong, Thuong Dang Than” (Grand Roi de la Réponse Manifeste et de la Protection, Divinité Suprême). Le dieu de l’eau Ut Dau Ren, fils de Lac Long Quan, régnait sur la rivière Nguyet et a reçu le titre de “Pho Te Linh Ung Dai Vuong, Thuong Dang Than” (Grand Roi de l’Assistance Universelle et de l’Esprit, Divinité Suprême). Le général Duong Truc, originaire de Thanh Liem, Ha Nam, a suivi Le Loi dans la lutte contre les envahisseurs Ming et a aidé les villageois de Lo Khe à creuser des étangs pour stocker l’eau, lui valant le titre de “Hau Dai Lieu Dai Vuong, Thuong Dang Than” (Grand Marquis, Divinité Suprême). Le général To Quang, fils adoptif de Duong Bang, a combattu aux côtés de Duong Truc et a initialement reçu le titre de Divinité Moyenne avant d’être promu à Divinité Suprême.
En 1869, le temple a été incendié puis reconstruit par les villageois. En 1918, sous l’empereur Khai Đinh, le temple a été restauré et agrandi. En 1941, sous l’empereur Bao Dai, le puits du temple a été élargi. À l’origine, le temple avait une forme en “Nhi” (二) avec le Hall d’Entrée et le Hall Principal ayant chacun cinq compartiments, mais maintenant il a une forme en “Tam” (三), comprenant le Hall d’Entrée, le Hall du Milieu et le Hall Arrière, ornés de sculptures complexes caractéristiques de la période des Lê postérieurs. Le temple est situé sur une terre propice avec deux puits représentant les yeux du dragon, apportant prospérité et fortune au village.
Le temple conserve de nombreux artefacts précieux, y compris huit décrets royaux des dynasties Lê postérieurs à Nguyễn. Notamment, l’empereur Dinh Tien Hoang a visité le temple pour effectuer une cérémonie de demande de pluie et a conféré le titre de “Nhi vi Dai Vuong” (Deux Grands Rois) à Dien Hung et Ut Dau Ren. L’empereur Le Dai Hanh a également effectué des cérémonies là-bas et a conféré le titre de “Trung dang phuc than” (Divinités Bénies de Rang Moyen) aux deux divinités. L’empereur Le Thanh Tong a envoyé des poèmes louant les nouveaux esprits gardiens, Duong Truc et To Quang. Le temple de Lo Khe a eu l’honneur d’accueillir le Président Ho Chi Minh pour une visite du Nouvel An en 1964 et a été reconnu comme Relique Historique et Culturelle Nationale en 1989.