Đình Tàm Xá (Đông Anh, Hà Nội)

Đình Tàm Xá (Đông Anh, Hà Nội)

Lược sử

Xã Tàm Xá

Tàm Xá là làng cổ nằm ở bờ bắc gần ngã ba sông Hồng và sông Đuống. Do định cư trong điều kiện tự nhiên là vùng đất bãi ven sông nên dân làng Tàm Xá có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm và thạo nghề sông nước. Cũng do nằm trong địa bàn quan trọng của cư dân Việt cổ thời dựng nước, đặc biệt gần kề với Cổ Loa – kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương, nên Tàm Xá có lịch sử tạo dựng từ rất lâu đời.

Đình Tàm Xá

Đình Tàm Xá thờ thần Tản Viên (Nguyễn Tuấn) Cao Sơn Quý Minh và Long Linh (là một trong số 50 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Theo các sắc phong cho thấy đình đã có từ cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, dân làng đã dỡ đi, làm lại và dời vị trí mấy lần vì lụt lớn. Cho đến năm 1974 dân làng mới di dời đình đến vị trí cố định cho đến hiện tại.

Kiến trúc

Đình có quy mô nhỏ: gồm 3 gian dọc trên một nền cao, kiểu vì kèo quá giang, chia làm hai phần, phần trước là địa điểm diễn ra các hoạt động hội họp, tế; phần sau xây bệ. Đình Tàm Xá với lịch sử xây dựng qua các vị trí địa lý khác nhau, với những dấu tích kiến trúc cổ và bản thần tích cũng như các sắc phong qua nhiều thời, nói lên quá trình chống chọi với thiên tai lũ lụt của người dân làng Tàm Xá thời xa xưa.

Di vật

Đình còn 4 ngai thờ, 1 án nhang chạm trổ khá đẹp và đồ thờ như bát hương, đỉnh trầm. Đình còn giữ được những tảng đá lớn và bia, nghê gỗ, cửa võng và 72 sắc phong.

Đặc trưng

72 đạo sắc phong – những báu vật vô giá

Trải qua bao biến cố lịch sử cùng với những tác động của thiên tai, các bản sắc phong ở đình Tàm Xá còn được lưu giữ rất cẩn thận, được xem là báu vật vô giá của tiền nhân truyền lại. 72 đạo sắc phong thần của 3 triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu từ niên hiệu Đức Long triều Lê Trung hưng cho đến niên hiệu Khải Định triều Nguyễn.

Trong mỗi bản sắc phong tại đình Tàm Xá đều có ghi rõ niên đại chính xác đến tận ngày, tháng, năm. Niên đại của sắc phong được ghi ở cuối văn bản gồm niên đại triều vua ban sắc, tháng, ngày ban sắc, ví dụ như: Dương Hòa tam niên, tam nguyệt, nhị thập thất nhật (Ngày 27 tháng 3 năm Dương Hòa thứ ba, tức là năm 1637, dưới triều Lê Trung hưng). Việc ghi niên đại chính xác trên mỗi bản sắc phong là căn cứ để các thế hệ sau có thể tìm hiểu về phong cách mỹ thuật, thư thể, nghệ thuật trang trí, văn phong,… của từng thời kỳ lịch sử.

Những sắc phong ở đình Tàm Xá là những hiện vật giàu tính khoa học, văn hóa, lịch sử thiêng liêng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư Tàm Xá nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung. Đây là những tài liệu quý lưu giữ phong tục, tập quán, tín ngưỡng thờ thần của cư dân Tàm Xá, nguồn tư liệu quan trọng góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống của vùng đất Tàm Xá. Nghiên cứu một cách đầy đủ và tìm hiểu sâu sắc về sắc phong để thấy được tầm quan trọng của nó với lịch sử, hiện tại và tương lai.

Sự kiện

Đình cùng với chùa Tàm Xá ( Linh Ứng Tự) được bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 11/3/1992.

Tham khảo

  • Trích từ Sách “Đình và đền Hà Nội”, Nguyễn Thế Long, NXB Văn hoá – Thông tin (2005 – Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa) 

 

Chấm điểm
Chia sẻ
avatar

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *