Giới thiệu chung
Lăng vua Hùng còn được biết là Hùng Vương Lăng (hay Lăng Hùng Vương), tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6, Hùng Vương thứ 6 là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông là người đã lãnh đạo người dân Văn Lang chống lại sự tấn công của quân xâm lược Ân. Lăng Hùng Vương trước đây tọa lạc tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, ngày nay Lăng Hùng Vương là một phần trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng tọa lạc tại xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng (một phần của di tích lịch sử Đền Hùng), có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam.
Lược sử
Truyền thuyết kể lại rằng vào thời vua Hùng thứ 6, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người giỏi cứu nước. Ở làng Phù Đổng có cậu bé không biết nói, không biết cười (Thánh Gióng) nhưng khi sứ giả đến thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn nhanh như thổi. Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Sau khi Thánh Gióng đánh giặc Ân bay lên trời, vua Hùng đã hóa ở đây.
Xưa kia Lăng Vua Hùng là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng.
Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại.
Năm 2009, lăng mộ Hùng Vương được đại trùng tu và tôn tạo mở rộng không gian, cảnh quan thêm khang trang.
Kiến trúc
Lăng Vua Hùng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá.
Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương Lăng (Lăng Hùng Vương).
_________________________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Lăng Vua Hùng, also known as Hùng Vương Lăng, is the tomb of the 6th King Hùng in the history of Vietnam, remembered for leading the people of Văn Lang against the invasion of the Ân army. Located within the historical site of Đền Hùng in Phú Thọ, the tomb is situated to the east of Đền Thượng, with a mountain backdrop, water in the foreground, and facing southeast.
According to legend, during the reign of the 6th King Hùng, the Ân invaders approached, prompting the king to seek out Saint Gióng from the village of Phù Đổng. Despite being a boy who could neither speak nor laugh, Saint Gióng demonstrated heroic abilities. Equipped with iron weapons and armor, Saint Gióng fought effectively, defeating the Ân invaders and eventually ascending to the sky. Initially a dirt mound, the tomb of King Hùng was rebuilt in 1870 and underwent renovations in July 1922.
The architectural structure of the tomb is square-shaped with columns forming the walls, featuring eight curved corners creating two levels of roofs adorned with dragon and tiger motifs. Inside the tomb of King Hùng is a rectangular-shaped grave with a pointed roof and inscribed stone tablets. In 2009, the tomb underwent extensive restoration and embellishment, enhancing the grandeur of this historical space.
Tiếng Trung (Chinese)
雄王陵,又称雄王陵,是越南历史上第六位雄王的陵墓,因领导Văn Lang人民抵抗Ân军的入侵而为人们所铭记。位于富川省的Đền Hùng历史遗址内,陵墓位于Đền Thượng以东,有山为背景,水为前景,面朝东南。
根据传说,在第六位雄王统治时,Ân军入侵,促使国王寻找来自富洞村的圣Gióng。尽管是一个既不会说话也不会笑的男孩,但圣Gióng展示了英勇的能力。配备铁制武器和盔甲,圣Gióng战斗有效地击败了Ân军,最终升天。雄王陵最初是一座土坟,于1870年重建,并于1922年7月进行翻新。
陵墓的建筑结构呈方形,柱子形成墙壁,有八个弯曲的角落形成两层屋顶,装饰着龙和虎的图案。雄王陵内有一座长方形坟墓,顶部呈尖顶,上刻有石碑。2009年,陵墓经过全面修复和装饰,增强了这个历史空间的壮丽。
Tiếng Pháp (French)
Le Tombeau du Roi Hùng, également connu sous le nom de Hùng Vương Lăng, est la sépulture du 6e Roi Hùng dans l’histoire du Vietnam, rappelé pour avoir dirigé le peuple de Văn Lang contre l’invasion de l’armée Ân. Situé dans le site historique de Đền Hùng à Phú Thọ, le tombeau est situé à l’est de Đền Thượng, avec une montagne en arrière-plan, de l’eau en premier plan et orienté vers le sud-est.
Selon la légende, pendant le règne du 6e Roi Hùng, les envahisseurs Ân approchèrent, incitant le roi à chercher Saint Gióng dans le village de Phù Đổng. Malgré le fait d’être un garçon qui ne pouvait ni parler ni rire, Saint Gióng démontra des capacités héroïques. Équipé d’armes et d’armures en fer, Saint Gióng combattit efficacement, vainquit les envahisseurs Ân et finit par monter au ciel. Initialement une butte de terre, la tombe du Roi Hùng a été reconstruite en 1870 et a subi des rénovations en juillet 1922.
La structure architecturale de la tombe est carrée avec des colonnes formant les murs, présentant huit coins courbes créant deux niveaux de toits ornés de motifs de dragon et de tigre. À l’intérieur de la tombe du Roi Hùng se trouve une tombe de forme rectangulaire avec un toit pointu et des tablettes en pierre gravées. En 2009, la tombe a fait l’objet d’une restauration extensive et d’une embellissement, renforçant la grandeur de cet espace historique.