Cô Tư Địa Phủ, Cô Tư Tây Hồ, Cô Tư Ỷ La

Thông tin cơ bản

Cô Tư Ỷ La,  Cô Tư Địa Phủ hoặc là Cô Tư Tây Hồ là vị thánh Cô thứ tư thuộc hàng Tứ phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, sau Cô Bơ Thoải và trước Cô Năm Suối Lân. Ban biên tập xin tổng hợp gửi đến bạn đọc một số thông tin về vị thánh cô thứ tư này.

Thần tích Cô Tư Tây Hồ

Theo những gì còn lưu truyền đến đời nay, không có nhiều thần tích nói về sự xuất hiện cũng như ngày đản tiệc Cô Tư Tây Hồ (còn một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ). Có thể dựa trên danh hiệu Cô, ta ước đoán Cô từng giáng hiện tại vùng Tây Hồ, Hà Nội. Minh chứng đền thờ cô Tư Tây Hồ là tại Phủ Tây Hồ nằm ven bờ Hồ Tây và tại đình Tứ Liên cách Phủ hơn 2km đều có ban thờ Cô Tư.

“Ai ơi Tứ Tổng Tây Hồ

Hỏi thăm cho tới đền thờ cô Tư”.

Thần tích Cô Tư Ỷ La

Khác với các vị thánh cô khác trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Tư Ỷ La là một trong Thập Nhị Cô Sơn Trang theo hầu Mẫu Thượng Ngàn trên đất Tuyên Quang. Khi Mẫu ngự tại đó, nhân dân lập đền thờ Mẫu Ỷ La nên cô Tư hầu cận bên Mẫu vì vậy cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La.

Cô Tư Ỷ La vốn là con gái vua Đế Thích chính cung, cô vâng lệnh vua cha theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Tương truyền, Cô Tư xinh đẹp, dịu dàng, giỏi giang nên Mẫu rất yêu quý cô thường cho cô theo hầu cận bên cạnh mình. Do đó, tại đền Mẫu Ỷ La, Cô Tư Ỷ La được thờ tại chính cung cận kề Mẫu Thượng Ngàn.

Thần tích Cô Tư Địa Phủ

Hiện nay có rất ít thông tin kể về vị thánh cô này, không có nhiều thần tích về Cô Tư Địa Phủ, dân gian chỉ biết rằng Cô là một trong bốn Thánh Cô khâm sai. Nhiều người cho rằng Cô Tư Địa Phủ là tên gọi khác của cô Tư Ỷ La hay Cô Tư Tây Hồ. Tuy nhiên, theo lập luận bên dưới đây thì có thể các cô là những thánh cô khác nhau.

Cô Tư Tây Hồ, Cô Tư Địa Phủ và Cô Tư Ỷ La có phải cùng một người?

Trong suy nghĩ của nhiều người cho rằng, Cô Tư trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô có một danh hiệu khác là Cô Tư Ỷ La, Cô Tư Địa Phủ hay Cô Tư Tây Hồ. Và đình Tứ Liên là nơi thờ vọng cô Tư Ỷ La. Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, vị thánh cô thứ tư thuộc miền Địa Phủ, cô hầu Mẫu Liễu Hạnh và có trang phục có màu vàng đặc trưng; do đó, quan điểm trên có thể không chính xác.

Mặt khác, Cô Tư Ỷ La lại là một trong Thập Nhị Thánh Cô Sơn Trang cùng với Cô Cả Núi Dùm, Cô Bơ Thượng Ngàn,… tức là những tiên cô có nhiệm vụ theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Bởi vậy, Cô Tư Ỷ La thuộc miền Nhạc Phủ chứ không phải Địa Phủ. Vì vậy Cô Tư Tây Hồ thuộc Tứ Phủ Thánh Cô có thể khác với Cô Tư Ỷ La hoặc Cô Tư Địa Phủ.

Để ý kĩ bản văn chầu dâng Cô Tư thì liệu phải chăng Cô Tư là người hầu cận Mẫu Địa phủ:

Thoắt thôi giở gót thu hình

Địa tiên hoa phủ hoàng đình ngự chơi,

Tấu lên Địa Mẫu chính ngôi.

Trở về trần giới rong chơi Tây Hồ.

Sớm sương lác đác lờ mờ,

Chiều chơi lên tới Tam Cờ Ỷ La.

Phủ Dầy trẩy hội tháng Ba,

Sòng Sơn tháng Chín kiệu hoa sẵn sàng.

Nếu xét theo bản văn này, thì danh xưng chính của cô là Cô Tư Địa Phủ mới là hợp lý.

Thờ tự

Dựa theo tên danh hiệu Cô Tư Tây Hồ, có thể đoán rằng Cô từng giáng hiện tại đất Tây Hồ, Hà Nội. Hiện nay trong Phủ Tây Hồ và đình Tứ Liên (cách Phủ Tây Hồ hơn 2 km) đều có ban thờ Cô Tư. Dân gian vẫn còn câu ca:

“Ai ơi Tứ Tổng Tây Hồ
Hỏi thăm cho tới đền thờ Cô Tư”

Ngoài ra, Cô Tư Ỷ La còn được phối thờ cùng với Mẫu Ỷ La tại đền Mẫu Ỷ La ở Tuyên Quang (nơi Cô giáng trần).

Khánh tiệc Cô Tư vào ngày 6/7 âm lịch hàng năm.

5/5 (3 bình chọn)
Chia sẻ
Co Tu

Nội dung chính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)