Thân thế
Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông, đời thứ 43, Đệ tứ trụ trì Xuân Thọ Tự – phường Phú Hài – Tp. Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận.Ân Sư Thích Ấn Nghiêm thế danh là Trần Tâm Trực, sinh năm Tân Dậu (1920) tại làng Thiện Khảnh, quận Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Cha là Trần Xuân Lý và mẹ là Đàm Thị Ngọ, vốn dòng Nho gia hiển đức từ nhiều thế hệ.
Cơ duyên tu hành
– 16 tuổi (1936), tầm Sư học đạo, xuất gia theo Hòa thượng Liên Tôn, làm tiếu ở Chùa Liên Tôn – Bình Định, được Bốn sư ban cho Pháp danh là Tâm Trực, Tự Hạnh Đoan, Hiệu Ấn Nghiêm.
– 18 tuổi (1938), duyên lành gặp được đại thí chủ là y sĩ Vũ Khắc Xương, phát tâm bảo trợ nuôi cho ăn học nội trú 6 năm tại Trung đẳng Phật học đường Bảo Quốc – Huế, dưới sự giáo dưỡng của một số danh Tăng đương thời như : Pháp sư Thích Trí Độ, Hòa thượng Thích Mật Thể V.V.. Và cũng thời gian trên, Hội An Nam Phật Học ra đời, do Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám làm Hội Trưởng, Hoàng đế Bảo Đại giữ chức danh dự Chánh Hội trưởng. Ân sư cũng được vinh dự lãnh thọ y bát Tỳ kheo cùng với hàng trăm Tăng sinh huynh đệ chọn lọc từ khắp các miền đất nước gửi về tu học và đặt dưới quyền giám học lỗi lạc của Thượng nhân Tâm Minh -Lê Đình Thảm.
– 24 tuổi (1944), sau 6 năm kinh kệ đèn sách, vun bồi học hạnh, Ân sư được mời về phương trượng ở Liên Trì cổ Tự tại phường Đức Nghĩa – Phan Thiết – Bình Thuận.
– 26 tuổi (1946), cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược ngày càng lan rộng, hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết kháng chiến cứu nước”, Ân sư ra vùng giải phóng kháng chiến liên khu 5, tìm đến Chùa Phổ Thiên – Đà Nẵng lễ Phật sám hối và xin xả giới Tỳ kheo để lên đường nghĩa vụ như một công dân thời chiến.
Quá trình hành đạo
– 32 tuổi (1952), trở lại quê hương trong cương vị “Ưu-bà-tắc” được bầu vào chức vụ phó Hội trưởng Tỉnh Hội Phật giáo Bình Thuận và nhận thêm công tác giảng dạy giáo lý tại trường Trung học Bồ Đề từ năm 1955
– 43 tuổi (1963), bị chánh quyền Ngô Đình Diệm bắt giam về tội “Tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình đấu tranh chống lại sự đàn áp Phật giáo”. Sau khi chính quyền họ Ngô bị cáo chung ngày 1/11/1963, Ân sư được phóng thích ra khỏi nhà tù Phan Thiết và tiếp tục phụng sự Đạo pháp trong sự nghiệp giáo dục.
– 48 tuổi (1968), mở phòng thuốc từ thiện và châm cứu miễn phí để phục vụ cho các bịnh nhân nghèo. Ân sư cũng là một trong những Phật tử tiên phong đứng ra thành lập Phật học viện Nguyên Hương (nay là trường Trung cấp Phật học Bình Thuận) để đào tạo Tăng tài. Hiện đã có một 50 Tăng sĩ xuất thân từ Trường này đang giữ chức vụ quan trọng trong Giáo Hội ở một số tỉnh, thành phố cũng như tại các địa phương.
– Với vốn Hán học uyên thâm, Ân sư đã tham cứu trong nhiều năm trọn bộ 64 quvển Thái Hư Toàn thư để làm căn bản giáo dục Tăng – Ni sau này.
– 65 tuổi (1985), phát nguyện trở lại đời Tăng sĩ, tái xuất gia tại chùa Pháp Hội với Hòa thượng Thích Hưng Từ là Y chỉ sư.
– Năm 1992 Ân sư được mời giữ chức vụ Phó hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Tỉnh Bình Thuận. Từ đó, “Tác Như Lai Sứ; Hành Như Lai Sự” với tinh thần “‘Đại Bi Đồng Thể Giác Hữu Tình “, Ân sư không ngại tuổi già sức yếu, lặn lội từ Phan Thiết vào Sài Gòn vận động từng kí gạo về để nuôi Tăng – Ni sinh tu học.
Ân sư đã đáp lại lời mời của Thượng tọa Thích Từ Giang, viện chủ Tổ đình Linh Quang Tịnh Xá quận 4, làm giảng sư dạy giáo lý cho Tăng chúng và Phật tử tu học. Cũng trong khoảng thời gian này và các năm về sau, Ân sư được mời làm Thiền Chủ cho Đạo tràng An Cư kiết Hạ tại chùa Long Bửu và giảng dạy cho hàng trăm Tăng – Ni, Phật tử tại Q.4 cũng như ở Q.3 – TP. HCM. Ấn sư đã phiên dịch, ấn tống một số kinh sách như: Tịnh Độ Vãng Sanh Luận, Niệm Phật Tam Muội, Khổng Tước Chú Vương Kinh v.v…
– 79 tuổi (1999), chấp thuận lời thỉnh cầu của Ban hộ tự và toàn thể Phật tử chùa Xuân Thọ, Ân sư đã về nhận nhiệm vụ trụ trì, đem hết tâm lực của mình còn lại để trùng tu và kiên tạo lại ngôi chùa Am nhỏ bé vắng vẻ năm xưa, trở thành Đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh như ngày nay. Công đức của Ân sư Thích Ẩn Nghiêm đối với Giáo hội và Phật tử địa phương của chúng con thật vô cùng cao rộng. Đúng như tâm nguyện đã dâng trình lên với Sư phụ Thích Hưng Từ khi trở lại Thiên môn, An sư đã làm 4 câu thi kệ:
Đã phủi sạch rồi nợ thế gian,
Trên đường giải thoát rộng thênh thang.
Tứ hoằng thệ nguyện nguyền tu học,
Niệm Phật, giảng kinh kiến Đạo Tràng.
Viên tịch
Giờ đây, Đạo tràng chùa Xuân Thọ đang phát triển, Phật sự còn nhiều, nhưng nhân duyên hoằng pháp độ sinh Ân sư đã mãn, Thầy của chúng con đã thâu thần thị tịch vào lúc 13 giờ 25 phút, ngày 14 tháng 2 năm Ất Dậu (tức ngày 23/3/2005) trong tư thái an nhiên tự tại của một hành giả Tịnh độ, trụ thế 85 tuổi. Ân sư cũng đã lưu lại cho đời, cho đệ tử ngọc xá lợi quý báu và một hạt chuỗi sau khỉ trà tỳ với ngọn lửa gần 1000 độ C.
Nam Mô Tiếp Dần Đạo Sư A Di Đà Phật.
(Theo: kỷ yếu Tưởng niệm Ân sư Thích Ấn Nghiêm)
Nguồn: Lược Sử Phật Giáo Bình Thuận, trang Facebook Chùa tôi Bình Thuận