Ni sư Tuệ Thông

Thông tin cơ bản

Tiểu sử


Ni sư họ Phạm, con gái của một gia đình đời đời làm quan. Ni sư xuất gia tu ở am trên núi Thanh LươngNi sư tu khổ hạnhtrì giới chuyên cầntuệ giải thông suốt, thường ngồi thiền định, diện mạo giống hệt La-hán. Kẻ đạo người tục xa gần đều kính mộ, danh tiếng Ni sư lừng lẫy, là bậc tông sư của Ni chúng cả nước, tên tuổi ngang hàng với các bậc Cao tăng. Vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) ban hiệu là “Tuệ Thông đại sư”.

Truyền dạy


Về giàNi sư dời về ở Đông Sơn. Một hôm, Sư bảo đệ tử rằng: “Ta muốn đem thân hư ảo này thí cho hổ lang một bữa no”. Sư bèn vào giữa núi sâu ngồi kiết già, không ăn uống hai mươi mốt ngày, hổ lang ngày ngày tới ngồi chung quanh mà không dám đến gần

Đồ đệ nài nỉ Sư trở về am. Về am, Sư đóng cửa nhập định qua một mùa hè, rồi tập hợp đệ tử lại giảng đạo, bỗng nhiên ngồi tịch, tuổi ngoài tám mươi. Lúc hỏa táng có rất nhiều xá lợi. Quan sở tại xây tháp cho Sư ngay trên núi ấy.

Trước khi viên tịch Sư dạy đệ tử: “Sau khi ta đi nên chia bớt xương ta lại đây để mài rửa tật bệnh cho người đời.” Đến khi nhặt xương, thấy không đành bèn cho hết vào trong hộp phong lại. Qua đêm, bỗng có một chiếc xương cùi tay trên bàn, bên ngoài hộp, mọi người đều kinh ngạc về sự linh nghiệm của Sư. Về sau, có người mắc bệnh đến khẩn cầu, đệ tử đem xương mài với nước cho rửa, mọi người đều lành bệnh ngay. Sự thệ nguyện của Sư sâu rộng như thế.

Đánh giá


Lịch sử Phật giáo Việt Nam mãi mãi ghi nhận Ni sư Tuệ Thông vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của Phật giáo trong nước thời bấy giờ.

Tham khảo


  • Sách “Thiền uyển tập anh”, Lê Mạnh Phát, Viện nghiên cứu Phật học, Nhà xuất bản Văn học, năm 1990
  • Sách “Thiền sư Việt Nam”, Thích Thanh Từ, DL 1999 – PL 2543
Chấm điểm
Chia sẻ
Ni Sư Tuệ Thông

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)