Nhà Triệu hay nước Nam Việt nói chung là một triều đại có nhiều điểm đặc biệt, khiến các sử gia đời sau không khỏi lúng túng. Người thì phân nhà Triệu vào trong lịch sử nước ta, người lại cho rằng không phải. Tuy nhiên có hai chuyện mà chúng ta biết rất rõ: Triệu Đà là người xưng ngôi Hoàng đế đầu tiên ở đất Việt; và nhà Triệu đã dám giết sứ thần nhà Hán và những kẻ phản bội định dâng nước Việt cho nhà Hán. Trong việc chống lại phương Bắc của nước Nam Việt thời kỳ này, không thể không nhắc tới thừa tướng Lữ Gia. Ông là một vị quan đại thần gắn bó với Giang Sơn trong lúc gian nguy chống lại quân Hán xâm lược.
Thân thế
Lữ Gia (chữ Hán: 吕嘉,? –111 TCN, còn được phiên âm là Lã Gia), tên hiệu là Bảo Công (保公) là Thừa tướng của bốn đời vua nhà Triệu nước Nam Việt. Ông là người nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán.
Theo “Việt Nam tiền cổ vĩ nhân liệt truyện”, tác phẩm khuyết danh xuất hiện vào khoảng cuối thời Nguyễn (bản tiếng Việt dịch từ chữ Hán, lưu trữ tại Thư viện Viện Văn học), thì Lữ Gia quê ở huyện Lôi Dương phủ Thiệu Thiên trấn Thanh Hoa, nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Trong “Cổ Lôi ngọc phả truyền thư” thì quê hương Lữ Gia là Tiên Lữ thuộc bộ Vũ Ninh nước Nam Việt của Triệu Vũ Đế – một triều đại của nước ta. Mẹ là Trần Thị Lan ở Hương Trang Nghiêm huyện Thiên Bản (Vụ Bản – Nam Định).
Về gia đình, Ngài có 3 anh em, thừa tướng là trưởng, thứ là Lữ Nhạc và Lữ Cường. Có tài liệu cho rằng thừa tướng có cha Lữ Gia là hào trưởng Lữ Tạo, mẹ là Trương Vĩ con gái hào trưởng Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay).
Lữ Gia là thần đồng, đầy năm tuổi đã nói sõi, ba tuổi đã thông âm luật, tám tuổi thông cả Bách gia chư tử, Binh thư nên gọi là Bảo. Do hào trưởng họ Hàn hung nghịch, tàn bạo vốn là thấy Lữ Gia chí khí hơn người nên muốn thu nạp làm tay chân nhưng Lữ Gia không chịu khuất phục nên đã thâm thù hãm hại.
Biết không thể sống được ở quê, toàn gia quyến đã chuyển đến huyện Thiên Thi (huyện Ân Thi, Hưng Yên ngày nay). Khi đến trang Nam Trì (thuộc xã Đặng Lễ huyện Ân Thi, Hưng Yên ngày nay) thấy khu đất nơi ngã ba sông Kim Ngưu, Nguyệt Đức, khe nước chảy vòng chín khúc, thế đất Phượng Hoàng Hàm thư, nhân dân hiền lương nên ở lại lập quán, hành nghề lang y giúp dân.
Lữ Gia nhận một người Nam Trì là Nguyễn Danh Lang là em kết nghĩa (gọi là Lang Công). Sau Lữ Gia về quê và kết hôn với công chúa Lâu nương con quân trưởng Hùng Lữ, một chi phái Hùng Vương lánh nạn ở châu Ô Lý.
Lịch sử
Năm 204 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt, định đô ở Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Lãnh thổ Nam Việt lúc đó rất rộng lớn, bao gồm hầu hết tộc người Việt trong nhóm Bách Việt, biên giới phía bắc đến dãy Ngũ Lĩnh (phía nam vùng Giang Nam, Trung Quốc ngày nay), phía tây đến Dạ Lang, phía nam đến dãy Hoàng Sơn (Hà Tĩnh, Việt Nam ngày nay), phía đông giáp biển.
Triệu Đà từng xưng đế tại Nam Việt, “ngồi xe hoàng ốc cắm cờ bên trái, ban chiếu lệnh xưng là chế, ngang hàng với Trung Nguyên” (Sử Ký Tư Mã Thiên). Sau do việc ngoại giao với nhà Hán mà sứ giả khi sang chầu nhà Hán thì xưng Nam Việt Vũ Vương, nhưng bên trong nước thì Triệu Đà vẫn xưng là đế.
Năm 137 TCN, Triệu Đà mất, truyền ngôi cho cháu của mình là Triệu Mạt, tức Triệu Văn Vương. Triệu Văn Vương có được một Thừa tướng tài năng là Lữ Gia.
Theo “Việt Nam tiền cổ vĩ nhân liệt truyện” thời Nguyễn thì Lữ Gia quê ở huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa, nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Còn theo “Cổ Lôi ngọc phả truyền thư” thì Lữ Gia quê ở Tiên Lữ thuộc bộ Vũ Ninh (thuộc Bắc Ninh, Hải Dương ngày nay). Dân gian lưu truyền rằng Lữ Gia từ 3 tuổi đã thông âm luật, 8 tuổi đã thông Bách gia chư tử, binh thư.
Lữ Gia làm Thừa tướng 4 đời vua Nam Việt là Triệu Văn Vương (136 – 125 TCN), Triệu Minh Vương (124 – 113 TCN), Triệu Ai Vương (112 TCN) và Triệu Dương Vương (112 – 111 TCN). Vào thời Triệu Văn Vương, Lữ Gia được vua tin tưởng phong làm Thừa tướng. Triệu Minh Vương thì lấy ông làm Thái phó. Chuyện kể về Lữ Gia dưới đây dẫu rằng trái với sử Tàu, nhưng cũng đáng để tham khảo thêm trong khi tài liệu về Thừa tướng Lữ Gia trong chính sử quá ít. Biết quân Hán tiến xuống nam sẽ đến Phong Châu, Lữ Gia lại tập hợp binh lính xây dựng căn cứ quyết bảo vệ vùng đất này. Quân Nam Việt thiếu Lữ Gia, Lộ Bác Đức dễ dàng cho quân nam tiến, đánh vào thành Đại La. Triệu Dương Vương cùng quân Nam Việt không chống nổi phải đầu hàng. Lúc này Lộ Bác Đức cho quân đánh vào Phong Châu và dùng của cải đút lót tỳ tướng của Lữ Gia để họ làm nội gián.
Khi Lữ Gia đưa quân đến bến Nhân Mục gần Đại La để phản công, quân Hán nhờ có nội gián biết trước nên mai phục đánh úp, Lữ Gia phải chạy về Phong Châu, thiệt hại binh lực rất nhiều. Không còn đủ binh chống giữ Phong Châu, Lữ Gia cùng một toán quân cố phá vây rồi chạy về phía nam. Quân Hán đuổi theo truy sát khiến Lữ Gia trọng thương. Chạy đến làng Lã Chỉ (còn gọi là Lữ Chử, nay thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) thì ông mất. Người dân trong làng an táng cho ông, thờ cúng ở trong đình.Triệu Quang Phục từng lập đền thờ Lữ Gia ở Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai cùng bức hoành phi “Thiên Nam Thánh Vương”.
Tham khảo
- Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%AF_Gia
- holaluvietnam.com: http://holaluvietnam.com/than-the-su-nghiep-cua-te-tuong-lu-gia/
- trithucvn.org: https://trithucvn.org/van-hoa/thua-tuong-lu-gia-cung-nuoc-nam-viet-cua-nha-trieu.html