Thiền sư Khánh Long

Thân thế và tu tập


Thiền sư Khánh Long chưa rõ quê quán, tông phái và hành trạng; chỉ biết Sư lập chùa Khánh Long ở gò Quít huyện Phước Chánh, trấn Biên Hòa. Cảnh chùa Khánh Long được du khách đặt bài thơ ca ngợi như sau:

Tiêu sơ cây núi bóng tà dương

Khe suối đi qua viếng đạo trường

Không khói đun trà hạc trong ổ

Mến thay thiền vị thật thanh lương.

(Tiêu sơ lãnh thọ quải tà dương

Bộ nhập khê nham phỏng đạo trường

Chử dánh vô yên sào hạc tĩnh

Khả liên thiền vị chính khê lương.)

Sau đó, Thiền sư Khánh Long đến núi Châu Thới, nơi gò cao, thuộc thôn Long Tuy, huyện Long Thành, trấn Biên Hòa lập chùa Hội Sơn.

Chùa Hội Sơn


Trong sách Gia Định Thành Thông Chí, An toàn hầu viết về chùa Hội Sơn của Thiền sư Khánh Long như sau:

“Núi Châu Thới cách phía Nam trấn Biên Hòa mười một dặm rưỡi, các từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về trấn thành, hình núi nhấp nhô cao thấp khuất khúc, chạy qua hướng Đông, giáp hạ lưu sông Đồng Nai (sông Phước Giang) rồi đến Gò Công thì dứt.

Ở đuôi dãy núi Châu Thới, về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó; trên núi có chùa Hội Sơn, là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành. Chùa Hội Sơn trên núi nhìn xuống sông Đồng Nai, khách hành hương leo lên núi du ngoạn, có cảm tưởng tiêu dao thoát ngoài cõi tục lụy.”

                                                                                       (Theo sách Gia Định Thành Thông Chí Q. thượng tr. 14)

Tham khảo


  • Sách “Thiền sư Việt Nam”, Thích Thanh Từ, DL 1999 – PL 2543

Chấm điểm
Chia sẻ
Thiền sư Khánh Long

Nội dung chính

Hình ảnh
Địa điểm liên quan
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *