Thiền sư Pháp Hiền

Thân thế


Thiền sư Pháp Hiền là vị thiền sư nổi tiếng, nối pháp của thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi, xây dựng chùa Chúng Thiện ở núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có 300 đệ tử theo học thiền với Ngài.

Cơ duyên


Ban đầu sư xuất gia thọ giới cụ túc với đại sư Quán Duyênchùa Quán Vân. Sau khi nhận được yếu chỉ thiền từ Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi bèn đến núi Thiên Phúc tu tập Thiền định, quên hết cả vật lẫn bản thân mình khiến cho chim chóc, dã thú tới tự do vui đùa; người đời hâm mộ danh tiếng đến học đạo nhiều nên sư cho dựng chùa Chúng Thiện làm nơi lưu trú. Dòng Thiền Nam phương hưng thịnh từ đó.

Nhà Tùy từ lâu nghe tiếng người nước Nam sùng chuộng đạo Phật nay lại có bậc cao tăng đức cao đạo trọng nên Tùy Cao tổ bèn cho đem xá li Phật sang ban cho sư Pháp Hiền để xây tháp cúng thờ. Sư đem chia cho các chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và ở các châu: Phong Châu, Hoan Châu, Trường Châu để dựng tháp thờ.

Khi sư Pháp Hiền còn ở chùa Quán Vân, một hôm Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi từ Quảng Châu đến, gặp sư bèn hỏi: Ngươi họ gì?

Sư hỏi lại: Hòa thượng họ gì? 

Tì Ni Đa Lưu Chi nói: Ngươi không có họ ư?”

Sư đáp: Họ không phải không có, nhưng hòa thượng cần gì phải biết

Tì Ni Đa Lưu Chi quát bảo: Biết để làm gì?

Sư bỗng nhiên tự tỉnh, liền sụp xuống lạy. Tổ Tì-ni-đa-lưu-chi ấn chứng, từ đây về sau Sư luôn luôn theo hầu Tổ.

Sau khi Tổ tịch, Sư vào núi Từ Sơn tu thiền định, thân như cây gỗ, vật ngã đều quên. Các loài cầm thú thường quấn quít chung quanh Sư. Người đời thấy thế càng thêm kính mộ, đệ tử tìm đến học đạo càng ngày càng đông. Nhân đó, Sư mới lập chùa nhận đồ đệ ở tu, số học chúng hằng ngày trên ba trăm vị. Thiền tông phương Nam từ đây được thạnh hành.

Thích sử Lưu Phương nghe danh của Sư, bèn dâng sớ về Trung Quốc tâu lên vua nhà Tùy:

“… Cõi này người khâm sùng Phật giáo, lại có những vị cao đức danh tăng…”

Vua Tùy sai sứ mang năm hòm xá-lợi Phật và tờ điệp, bảo Sư xây tháp cúng dường. Sư bèn xây tháp ở chùa Pháp Vân và các chùa danh tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái… cũng đều dựng tháp cúng dường.

Về sau, Sư trụ trì tại chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phước huyện Tiên Du.

Niên hiệu Võ Đức năm thứ chín đời Đường (626), Sư an tường thị tịch. Thiền sư Thanh Biện là người kế thừa dòng thiền của Sư.

Thành tựu


Theo sách của Hòa thượng Thích Trí Quang: Tại Ấn Độ và tại Tích Lan, ngài Pháp Hiền đã tìm và chép những văn bản sau đây:
1. Luật của Đại chúng bộ, “phong phú và đầy đủ nhất”.
2. Luật của Thuyết hữu bộ, 7 ngàn kệ.
3. Luận Tạp a tì đàm tâm của Thuyết hữu bộ, 6 ngàn kệ.
4. 1 bộ kinh, 2 ngàn rưỡi kệ.
5. Kinh Phương Đẳng Bát Nê Hoàn, 5 ngàn kệ.
6. Luận của Đại chúng bộ.
7. Luật của Sa di tắc bộ.
8. Trường A Hàm.
9. Tạp A Hàm.
10. Tạp tạng.
Lúc về, ngài Pháp Hiển đi nhờ thuyền buôn, bị bão, lạc đường. Trên hải trình gian nguy, ngài “chỉ sợ mất kinh tượng, nên nhất tâm mà niệm Quan Âm đại sĩ”. Rồi về nước thì dịch được 3 bộ “hơn trăm vạn chữ”. 

Tôn kính


Pháp Vân thiền tự kết lương duyên
Học đạo huân tu nối mạch thiền
Vật ngã đều quên quy diệu tánh
Chim muôn thảy kính hướng an miền
Tiên Du giảng đạo khai nguồn diệu
Chúng Thiện hành thiền mở suối thiêng
Tăng tục nơi nơi nương học pháp
Thiền tông vực dậy rạng Nam thiên…!

Tham khảo


  • Thiền uyển tập anh- Viện nghiên cứu Phật học, Nhà xuất bản Văn học, 1990.
  • https://www.huongdaoonline.net/2021/06/thien-su-phap-hien/
  • Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, DL 1999 – PL2543
Chấm điểm
Chia sẻ
Thiền sư Pháp Hiền

Nội dung chính

Hình ảnh
Địa điểm liên quan
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *