Giới thiệu
chùa Bổ Đà thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đỗ cho cả nước, nơi phát tích dòng Lâm Tế. Ngoài kho mộc bản kinh Phật, trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật với trên 40 pho tượng quý hiếm từ thế kỷ XVIII-XIX được tạo tác tinh xảo. Bên cạnh đó là bi ký và hoành phi câu đối. Hiện chùa còn lưu giữ 05 bi ký và 03 chuông đồng thời Nguyễn. Kho mộc bản chùa Bổ Đà có tổng số 1935 bản mộc được san khấc (Thời Lê Trung Hưng) từ thế kỷ XVIII. Đây là di sản tư liệu phong phú, liên quan tới nhiều lĩnh vực như lịch sử Phật giáo, tư tưởng-văn hóa hành đạo, nhập thế của dòng Lâm Tế, lịch sử nghề khắc in mộc bản, thân thế sự nghiệp một số vị cao tăng có nhiều cống hiến cho sự phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Tháng 5/2016, tài liệu Mộc bản chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang đã được Hội nghị Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 31 tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh đã xác lập mộc bản còn lưu giữ tại chùa Bổ Đà là Bộ mộc bàn thuộc dòng Lâm Tế khắc trên gỗ Thị cổ nhất Việt Nam.
Để bạn đọc có thêm những thông tin về những giá trị lịch sử và giá trị văn hóa chùa Bổ Đà, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lược sử và di sản mộc bản chùa Bồ Đà” – trong bộ sách (sáu cuốn), giới thiệu về những giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang. Đầy là bộ sách giới thiệu kết quả nghiên cứu của để tải: “Giữ trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang’ thuộc Đề án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang bắt đầu thực hiện từ năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ do Viện Nghiên cứu Tôn giáo chủ trì thực hiện. Nhân dịp này chúng tôi trân trọng cảm ơn các thành viên chính, các cộng tác viên đã tham gia một hay nhiều mục nội dung của đề tài như PGS.TS Đinh Khắc Thuần, NCV Nguyễn Hữu Sử, TS. Nguyễn Ngọc Mai, TS. Phạm Văn Tuấn, ThS. Hoàng Thị Thu Hường, TS. Tạ Quốc Khánh, ThS. Đỗ Tuấn Khoa, Chân thành
cảm ơn Ban lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và Tự nhiên, Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Giang, Ban lãnh đạo Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam và các ban ngành liên quan, đặc biệt là trụ trì hai chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà đã tạo điều kiện để Viện Nghiên cứu Tôn giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nội dung cuốn sách sẽ trình bày về lược sử quần thể di tích chùa Bổ Đà, về những di sản văn hóa chùa Bổ Đà, vế lễ hội chùa Bổ Đà và về di sản mộc bản của chùa Bổ Đà như: truyền thuyết, lịch sử chùa Bổ Đà; di sản văn hóa chùa Bổ Đà; lễ hội chùa Bổ Đà; về kho di sản mộc bản cũng như công tác bảo quản mộc bản chùa Bổ Đà. Ngoài ra, sách còn giới thiệu một số hình ảnh về chùa và mộc Bản hiện nay của chùa Bổ Đà. Dù đã cố gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong độc giả góp ý.
Xin trân trọng cảm ơn./.
BAN BIÊN TẬP
Mục lục
Phần I. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Bổ Đà
Truyền thuyết và lịch sử chùa Bổ Đà
Di sản văn hóa chùa Bổ Đà
Lễ hội chùa Bổ Đà
Phần II. Di sản mộc bản chùa Bổ Đà
Khái quát chung mộc bản chùa Bổ Đà
Phân loại và một số nội dung cơ bản mộc bản chùa Bổ Đà
Công tác bảo tồn mộc bản chùa Bổ Đà hiện nay
Phần III. Một số hình ảnh về chùa Bổ Đà và kho mộc bản
Tài liệu tham khảo