Giới thiệu
Chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đổ cho cả nước, nơi phát tích Phật giáo Trúc Lâm. Ngoài kho mộc bản kinh Phật, trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật, trong đó phần lớn các pho tượng có niên đại Lê Trung Hưng thế kỷ XVII – XVIII và thời Nguyên thế kỳ XIX. Hệ thống tượng chủ yếu được bài trí tại tòa Tam hảo và nhà Tổ đệ nhất, tiêu biểu như bộ tượng Tam Thế Phật, tượng A Di Đà, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế chí Bồ Tát, tượng Thích Ca, Toà Cửu Long, tượng Kim Cương… và ba pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm bài trí ở Nhà Tổ đệ nhất. Bên cạnh đó còn phải kể đến bi ký và hoành phi câu đối. Hiện chùa còn lưu giữ 07 văn bia có niên đại từ thời Lê cho đến thời Nguyễn. Kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có tổng số 3.050 bán được sản khác nhiều đợt trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây là di sản tư liệu phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực như lịch sử Phật giáo, tư tưởng – văn hóa hànhđạo, nhập thế của dòng Phật giáo Trúc Lâm, lịch sử nghề khắc in mộc bản, thân thế sự nghiệp một số vị cao tăng có nhiều cống hiến cho sự phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Tháng 5/2012, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Đế bạn đọc có thêm thông tin về những giá trị lịch sử và di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lược sử và di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm” – một trong sáu cuốn thuộc bộ sách giới thiệu về những giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang. Đầy là bộ sách căn cứ trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang”, thuộc Đề án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ’ Đà, tỉnh Bắc Giang bắt đầu thực hiện từ năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Viện Nghiên cứu Tôn giáo chủ trì thực hiện, và hôm nay giới thiệu tới bạn đọc. Nhân dịp này chúng tôi trân trọng cảm ơn các thành viên chính, các cộng tác viên đã tham gia một hay nhiều mục nội dung của đề tài như PGS.TS Đinh Khắc Thuần, NCV Nguyễn Hữu Sử, TS. Nguyễn Ngọc Mai, TS. Phạm Văn Tuấn, ThS. Hoàng Thị Thu Hường, TS. Tạ Quốc Khánh, ThS. Đỗ Tuấn Khoa,…. Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và Tự nhiên, Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Giang, Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các ban ngành liên quan, đặc biệt là trụ trì hai chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà đã tạo điều kiện để Viện Nghiên cứu Tôn giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính. Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm; Phần 2: Di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Ngoài ra, sách còn giới thiệu một số hình ảnh về chùa và mộc bàn hiện nay của chùa Vĩnh Nghiêm. Dù đã cố gắng, những cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong độc giả góp ý.
Xin trân trọng cảm ơn./.
BAN BIÊN TẬP
Mục lục
Dẫn nhập
Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm
Lược sử chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm – chốn tổ Phật giáo Trúc Lâm
Chùa Vĩnh Nghiêm với bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam
Quá trình tu bổ, tôn tạo chùa Vĩnh Nghiêm
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm
Phần II: Di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Về số lượng đấu sách và văn tự
Về niên đại và giá trị của mộc bản
Dấu ấn Phật giáo Trúc Lâm qua mộc bàn chùa Vĩnh Nghiêm
Công tác bảo tồn và phát huy kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Phần III: Hình ảnh chùa và mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Tài liệu tham khảo