Giới thiệu chung
Chùa Bổ Đà toạ lạc trên ngọn núi Bổ Đà thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có tên chữ là Tứ Ân tự (四恩寺), là một trong những di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu ở Bắc Giang.
Lịch sử hình thành
Chùa đạo Phật xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII. Nơi đây là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bắc Giang và cũng là một danh thắng phục vụ cho việc thăm quan, du lịch của khách thập phương
“Bốn bề phong cảnh lạ thay
Bồng lai kia cũng thế này mà thôi”
Chùa có tên chính là Quan Âm, tương truyền nơi đây đức Quan Âm Bồ tát ứng hiện cứu đời.
Truyền thuyết về ngôi chùa từ xưa được lưu truyền trong nhân dân xứ Bắc. Truyện kể rằng: Ngày xưa trong vùng có một đôi vợ chồng làm nghề đốn củi. Họ là những người tốt bụng, thật thà và chăm chỉ làm ăn, tuy nhiên, cuộc sống của họ vẫn quanh năm thiếu thốn. Con cái lại muộn mằn. Ngày đêm đôi vợ chồng mong mỏi có được một mụn con trai để nối dõi tông đường. Thương đôi vợ chồng già tốt bụng, Quan thế Âm bồ tát đã ứng hiện cứu đời, tế độ. Một hôm, người chồng vác rìu lên núi đốn củi, ông bổ rìu vào cây thông già trên đỉnh núi thì bỗng bật ra 32 đồng tiền. Thấy lạ, ông tìm đến hỏi vị cao tăng mới biết đó chính là 32 phép ứng hiện của Quan thế Âm Bồ tát. Người tiều phu khẩn cầu rằng “nhược bằng đức phật quan Âm phù hộ cho tôi sinh con trai, tôi xin dựng chùa thờ”. Quả nhiên điều đó linh ứng.
Từ khi nhặt được tiền, gia cảnh của đôi vợ chồng dần dần thay đổi, ông bà lại sinh được một cậu con trai thông minh tuấn tú. Có được chút tiền, người tiều phu bèn dựng ngôi chùa lợp gianh và tạc pho tượng Quan Âm tống tử để hương khói phụng thờ. Dần dần, nhiều người qua lại lễ bái cầu việc gì cũng đều hiển ứng, nơi này trở thành danh lam thắng cảnh. Đó chính là chùa Quan Âm kèm theo cái tên dân gian “chùa ông Bổ” hay “chùa Bổ Đà”. Ngày nay nhân dân còn gọi là chùa Thượng vì chùa ỏ trên sườn núi.
Chùa Bổ Đà được xây dựng ở chân núi Phượng Hoàng vào thời Lê Dụ Tông năm thứ nhất (1720). Năm Quý Mão niên hiệu Bảo Thái (1720 – 1729), nhà sư trụ trì chùa Bổ Đà là Phạm Kim Hưng tiến hành trùng tu toà chính diện, Thiêu Hương, tiền đường. Đến thời Lê cảnh Hưng (1740 – 1786) có vị sư tổ họ Ngô tự là Tinh Anh quê ồ làng Bình Vọng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc Hà Tây) xuất gia tu đạo, ngắm thấy phong cảnh địa linh tịch mịch bèn cùng nhân dân xây dựng chùa Tứ Ân, am Tam Đức và trùng tu lại chùa Quan Âm.
Chùa Bổ Đà cũng bao gồm cả chùa Tứ Ân nên còn có tên là “Tứ Ân Tự”. Đến đời Hòa thượng thứ tư là Chiếu Không trùng tu một ngôi 2 gian bằng đá xây vào năm Giáp Ngọ niên hiệu Minh Mạng (1820 – 1840). Đến năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Trị (1841 – 1847) lại đúc tượng Quan Thế Âm, tiếp tục tu bổ chùa Tứ Ân. Năm Bính Ngọ niên hiệu Tự Đức (1847 – 1883) đệ tử là ngài Phả Thuần lại dựng tiền đường 5 gian làm nơi từ tụng.
Tiếp đến các Hòa thượng Như Chiếu, Phả Tiến và Hòa thượng Quảng Luân đã nhiều lần trùng tu mở mang xây dựng thêm chùa ngày càng khang trang, rộng lớn.
Trung tâm Phật giáo
Cùng với chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà cũng là một trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bắc Giang thuộc thiền phái Trúc Lâm. Trúc Lâm là thiền tông thứ tư ỏ Việt Nam do Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông (1279 – 1293) lập ra ở Yên Tử thuộc dòng Lâm Tế nhưng có tính chất độc lập, sáng tạo của Phật giáo ỏ Việt Nam nên được coi là tổ đệ nhất. Tô đệ nhị là Kim cương Pháp Loa và tổ đệ tam là Huyền Quang. Cả ba vị tổ đều có tượng thờ ở nhà tổ của chùa.
Chùa Bổ Đà còn là nơi kế truyền các vị tổ sư khai trường thuyết pháp đào tạo ra các tăng đồ. Hàng năm kết hạ an cư, các vị tăng đồ tham thiền học đạo khá đông. Các vị tổ sư còn khắc nhiều bản kinh luật đạo thừa để phục vụ cho việc đào tạo, truyền bá kinh Phật, làm cho kho tàng pháp bảo của Phật giáo Việt Nam thêm phong phú.
Kiến trúc
Trải qua những biến thiên của lịch sử, cùng với thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết, chùa Bổ Đà vẫn tồn tại sừng sững uy nghi mặc dù có lúc chùa là địa điểm sản xuất vũ khí của bộ đội ta trong thòi kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) nhưng chùa Bổ Đà vẫn bảo lưu được khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc.
Chùa Bổ Đà có diện tích khoảng 51.784m2, được phân chia thành ba khu rõ rệt: khu vườn chùa 31.000m2, khu nội tự chùa 13.000m2 và khu vườn tháp 7.784m2.
Khu vườn chùa trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải thiều, mít, thị, sấu, chuối, na… các loại hoa màu như khoai, sắn, đỗ tương… Xung quanh chùa được đào hào rộng 2m, sâu l,5m vừa để tránh trâu bò, vừa để làm hào thoát nước. Sau hào là một lớp rào tre dày đặc đẻ bảo vệ vườn và chùa.
Ngăn cách giữa vườn và chùa là lớp tường đất cao l,8m; dày 0,5m được xây bao quanh khu vực chùa.
Khu vườn tháp: được xây tường đất và kè đá bao quanh bảo vệ (do Phật tử Đàm Hĩnh ở hội Phật giáo Thái Nguyên công đức tiền).
Vườn tháp có 87 tháp (chưa kể 18 mộ không xây tháp) với nhiều kiểu loại khác nhau, vào các thời điểm khác nhau.
Khu nội tự chùa: toàn bộ khu chùa hiện nay gồm 16 toà nhà lớn nhỏ với tổng số 92 gian bao gồm nhà tạo soạn, nhà tổ, nhà tiền tế, nhà in kinh, nhà trai, tam bảo, nhà khách…
Từ ngoài đường vào khu vực nội tự, chúng ta gặp kiến trúc đầu tiên là cổng chùa, cổng chùa được xây dựng giống hình gác chuông, với kiểu kiến trúc thời Nguyễn. Có 2 lớp cổng. Lớp thứ nhất cách lớp thứ hai 27m. Đường từ cổng vào chùa được lát bằng đá muối, có chiều dài 45m, rộng 3,2m. Tiếp đến nhà bếp gồm 4 gian, dài 11m rộng 5m, xây gạch, lợp ngói. Từ bếp đến nhà để dụng cụ cách nhau 4m. Nhà này gồm 7 gian, tường trước và hai hồi xây gạch, tường sau đắp đất, kết cấu đơn giản.
Tiếp đến là nhà tạo soạn gồm 7 gian, dài 17m, rộng 5m được kết cấu theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy. Nhà này dùng để các đồ hậu cần, nơi ăn cơm, bày cỗ. Trước cửa nhà tạo soạn là một sân lát gạch. Sau nhà tạo soạn là nhà tổ ly gồm 7 gian tường gạch, nền lát gạch vuông và nhà tổ 7 gian, dài 20m rộng 6,5m.
Tiếp đến nhà tiền tế 5 gian, dài 20m, rộng 8m được làm theo kiểu chồng rường. Trước cửa nhà tiền tế lại có một sân rộng, lát gạch vuông. Bên cạnh là nhà in kinh kiến trúc kiểu chồng diềm.
Tiếp đó là nhà trai dùng để niệm Phật gồm 3 gian, dài 9,5m, rộng 6,5m, có một hành lang hình thước thợ dài 7m nối từ nhà trai đến nhà pháp. Nhà Pháp gồm 7 gian dài 14m rộng 6m.
Tòa Tam bảo: làm theo kiểu chữ Đinh, hậu cung 5 gian, tiền đường 7 gian. Trước tiền đường là một vườn trồng cây cảnh…
Nơi lưu trữ tài liệu, hiện vật quý hiếm
Cùng với các công trình kiến trúc, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ được nhiều loại tài liệu, hiện vật quý hiếm. Ngoài hệ thống tượng Phật theo dòng phái Trúc Lâm, chùa Bổ Đà còn lưu giữ nhiều loại văn khắc và thư tịch cổ, các bức đại tự, câu đối, sách kinh Phật, các đồ thờ, hương án thời Lê – Nguyễn có giá trị lịch sử và nghiên cứu khoa học. Thông qua các hiện vật, thư tịch còn lại ở chùa Bổ Đà, không chỉ giúp chúng ta hiểu được sự hình thành và phát triển của ngôi chùa, của dòng phái Trúc Lâm mà còn cho ta hiểu được lịch sử, văn hóa của cả một vùng quê. Điều này được thể hiện ở những câu đối hiện còn lưu giữ ở chùa:
Tam đức viên minh tự vạn thuỷ chi triều đông Bô xứ ức viên vĩnh Thọ.
Tứ Ân đức dẫn như quần tinh chi cùng Bắc Đà Sơn lịch đại truyền đăng.Tạm dịch: Ba điều đức tròn trặn sáng láng tự bởi vạn ngọn nước phía đông triều hội về xứ Bô Đà muôn năm còn mãi.
Bôn ân sâu nghĩa nặng tựa như những ngôi sao tụ hội về phía bắc núi Bổ Đà để qua các đời mà truyền lại ngọn toạ đăng thiền chủ.
Kiên pháp chương ư Bổ xứ Đà thiên Long Phượng Sơn trung tiên tứ trạch.
Lập gia tự ư Tam Sơn tứ hải kỳ lân các thượng tổ sư nhàn.Dịch nghĩa: Ở núi Long Phượng dãy Bổ Đà xây nên pháp giới nhà Phật đó chính là nền móng của người tiên tử.
Ở nơi đất giữa vùng Tam Sơn tứ hải mà dựng nhà dầu kỳ lân đó chính là chỗ của tổ sư.
Chùa Bổ Đà hiện còn lưu giữ hệ thống tượng Phật bằng gỗ thời Lê khá đầy đủ. Hệ thống tượng phật ở chùa Bổ Đà không chỉ có giá trị lịch sử về sự phát triển của đạo Phật ở thiền phái Trúc Lâm mà đó còn là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc phong phú. Đó là các toà cửu Long, 2 cây đèn bằng gỗ (thời Lê), 1 choé, 1 lọ độc bình, 1 quả chuông đồng cao 1m, đường kính miệng 0,60m có niên hiệu Tự Đức. Hiện vật bằng gỗ có: hai chiếc án thư ở nhà Tam bảo được sơn son thếp vàng chạm khắc tinh xảo; Các bức đại tự, hoành phi câu đối sơn thếp rực rỡ và một chiếc mõ cá dài 0,60m.
Ngoài những hiện vật kể trên, chùa Bổ Đà còn lưu giữ nhiều bộ sách kinh Phật, ván in kinh có 3 loại: Nam hải ký quy, yết ma hội sắc, lăng nghiêm chính mạch. Những bộ sách Hán Nôm này một số đã được dịch và in ra chữ Quốc ngữ.
Chùa Bổ Đà hiện còn lưu giữ “Tây phương công cứ” – một bộ kinh giảng về cõi Tây phương cực lạc và phương pháp niệm Phật vãng sinh của Tịnh Độ Tông. Ván in kinh được in khắc vào cuối thế kỷ XVIII, có rất nhiều tác phẩm được khắc trên ván gỗ thị với nét khắc cương hoạch, tinh tế. “Phật thuyết đại báo phụ mẫu Ân trọng kinh” là bộ kinh giảng về ân nghĩa của cha mẹ khi sinh thành với con cái được khắc vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Các vác khắc hiện có ỏ chùa Bổ Đà như:
Tây phương tam thánh (ván khắc thế kỷ XIX)
– Di đà tiếp dẫn, tranh in khắc gỗ thế kỷ XVIII
– Diệu pháp liên hoa vinh, thế kỷ XIX, kinh xếp, 7 quyển, 28 phẩm
– Bộ tranh thập vật, cuối thế kỷ XVIII
– Bảo tràng (phướn báu) 18,5 X ll,5cm
– Đại hình (hình nhân thế mạng) 18 X ll,5cm
– Địa mã (ngựa đất) 18,5 X ll,5cm
– Đà mã (ngựa đà) 18,5 X ll,5cm
– Phi mã (ngựa bay) 18,5 X ll,5cm
Lễ hội
Hội Bổ Đà được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng hai âm lịch hàng năm. Vào ngày hội, tất cả các đền, chùa trong khu vực núi Bổ Đà đều mở cửa, cắm cờ đại, cờ ngũ hành rực rỡ. Trong không gian của lễ hội Bổ Đà, trung tâm lễ hội được tổ chức ở khu vực chùa Bổ. Khu vực này có núi cao và xóm làng, đồng ruộng bao quanh, có các điểm cho khách thập phương lễ phật. Đó là đền Trung ở sườn nam núi, đền Thượng trên đỉnh núi, chùa Quan Âm ở phía bắc núi và chùa Tứ Ân ở chân núi Phượng Hoàng.
Theo lệ cũ thì ba đền thờ Thạch Linh Thần Tướng tổ chức sự lệ vào ngày mồng 10 tháng Giêng và 12/9 âm lịch (đó là ngày giỗ tô khai sơn lập địa ra chùa Bổ Đà). Trong quá trình diễn biến văn hóa, sự lệ ở ba đền đã hòa vào ngày hội chùa Bổ, do đó các nghi thức tế lễ, rước sách đều diễn ra vào dịp này.
Vào ngày hội, cả vùng núi Bổ Đà rực rỡ bóng cờ. Tiếng trông phách rộn ràng; Dân trong vùng tổ chức tế lễ ở đền Hạ và rước từ đền Hạ lên đền Trung để bái vọng lên đền Thượng.
Đền Hạ là nơi thờ Thánh mẫu. Trước đây vốn là một cái ao nhỏ có dòng nước mạch chảy qua rồi đổ ra hồ Thạch Long. Trong ao có ba hòn đá lớn trong đó có 1 hòn in dấu bàn tay – tương truyền là bàn tay của thánh mẫu khi đau đẻ vịn vào và sinh ra Thạch tướng. Trên một khối đá có xây một miếu nhỏ để thờ phụng.
Sáng ngày 17, đoàn rước cử hành từ đền Hạ lên đền Trung. Đám rưởc có sự tham gia của nhà chùa và dân làng rất sồi nổi, rầm rộ. Đoàn rưởc đi qua đình Lát Hạ, chùa Linh Chi rồi lên đền Trung. Kiệu và đồ rước được tập trung ở đền Trung để dân làng làm lễ bái vọng lên đền Thượng rồi sau đó rước hoàn cung, còn khách thập phương tiếp tục lên đền Thượng và dâng lễ cúng phật ở chùa Quan Âm, chùa Tứ Ân.
Trong tâm thức người dân ở đây thì lễ hội Bổ Đà đã trở thành hội chung của cả làng. Nam thanh nữ tú, nam phụ lão ấu và khách thập phương kéo về dự hội rất đông.
Cảnh đón tiếp, mời chào ân cần, quan họ mời trầu, mời nước, chúc tụng, giã bạn, hẹn hò… vô cùng lưu luyến. Trong sân chùa có tới 4-5 đoàn hát phục vụ nhưng vẫn chưa thoả được ý người xem.
Trong ba ngày hội, các trò vui ở đây không có gì đặc biệt song có một điều đáng ghi nhận là du khách sẽ được thăm một vùng danh thắng với các truyền tích, huyền thoại về đá, về một trung tâm Phật giáo lớn ở Bắc Giang. Mỗi người sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của sông núi nơi đây, vởi cảnh sơn thuỷ hữu tình đầy chất thi ca. Du khách cũng sẽ được thấy tục thờ đá nguyên thuỷ của người xưa và cuộc sống của các nhà tu hành nơi thiền viện. Và điều cuối cùng là mỗi du khách sẽ cảm nhận được yếu tố văn hóa dân gian cùng với văn hóa tâm linh của đạo Phật để tạo sức sông cho lễ hội Bổ Đà, cho ngôi chùa cổ kính có hàng trăm năm tuổi.
Việc tổ chức duy trì hội lệ ở Bổ Đà là một việc làm rất có ý nghĩa. Việc trảy hội du xuân ở cõi thiền này giúp con người hướng về cái thiện. Đó là một phong tục đẹp đầu xuân.
Chùa Bổ Đà – một trung tâm Phật giáo đã kế tục sự nghiệp của các tăng già nhiệt tình yêu nước – cách mạng, noi theo truyền thống của giáo phái Trúc Lâm.
Chùa Bổ Đà đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử – nghệ thuật theo quyết định số 138/BVH ngày 31/1/1992.
Theo Nguyễn Thu Minh, Chùa cổ Việt Nam, Nxb Thanh niên