Chùa Bồ Đề (Thiên Sơn tự – Long Biên, Hà Nội)

Chùa Bồ Đề (Thiên Sơn tự – Long Biên, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Chùa Bồ Đề có tên chữ là “Thiên Sơn Tự hay “Thiên Cổ tự là một ngôi chùa cổ có lịch sử xây dựng lâu đời.

Sở dĩ gọi là “Bồ Đề” vì xa xưa trong làng có hai cây bồ đề cao, nổi bật giữa những làng quê ven sông Hồng, ngang đỉnh tháp chùa Báo Thiên ở trong Kinh thành Thăng Long ở bên kia sông. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.

Lược sử

Tương truyền chùa được xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại là: “Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì”. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “Đại công đức Bồ Đề” của vua Lê Thái Tổ.

Thế nhưng, cũng có nhiều ý kiến cho rằng chùa được xây từ cuối đời nhà Trần, trên một gò đất cao gọi là Núi Trời (nên còn có tên gọi là Thiên Sơn). Sau này, do bị chiến tranh tàn phá nên năm 1614, chùa được trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ và công đức khắc in vào hai quyển Pháp Hoa kinh để lưu hành.

Đến giữa thế kỉ XVIII, chùa lại tiếp tục bị chiến tranh huỷ hoại. Năm Giáp Tuất đời Tự Đức 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu, tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 – 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu, tôn tạo trên nền chùa cũ. Ni sư Thích Đàm Lan đảm nhận trụ trì từ 1972 tới nay.

Kiến trúc

Tổng thể kiến trúc chùa gồm nhiều công trình như: chùa chính, nhà Tổ, Điện Mẫu, nhà khách, khu mộ tháp, nhà ở, bếp và các công trình phục vụ…Đáng chú ý nhất là chùa chính với kiến trúc có hai phần là Tiền đường và Thượng điện kết cấu liền nhau theo lối chữ Đinh.

Tiền đường có 5 gian 2 chái, có 4 mái làm đao cong các góc, lợp ngói ta, nền lát gạch. Nền chùa làm cao để tránh nước ngập mùa lũ với 11 bậc thềm, cao gần 2m, hai bên thềm có đôi Sấu đá mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê. Tiền đường kết cấu 6 hàng chân, vì thượng làm giá chiêng, trung kẻ chuyền, hạ là kẻ, riêng gian giữa làm cốn vì trung phía trước, phía sau là ván gió thông liền vào Hậu cung.

Hiên bố trí suốt cả trước và hai bên Tiền đường, ở ngoài giáp mái có xây tường hoa lan can chắn, bên trong hiên có cửa dạng bức bàn cả ở trước và hai bên. Toàn bộ Tiền đường có khung bằng gỗ Tứ thiết. Trên nóc Tiền đường có ghi niên đại trùng tu chùa năm Nhâm Dần (1902). Trên kiến trúc Tiền đường có chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn như: lá cúc, cúc dây, lan đằng ở cốn và các kẻ, các họa tiết có phần giản lược trên kiến trúc gỗ bào trơn, ghép bén, soi gờ.

Thượng điện của chùa làm mái vòm cuốn bê tông, bên ngoài có xây thành 3 lầu gác Chuông, mái làm đao 2 tầng chồng diêm tạo cho kiến trúc bớt nặng nề. Hậu cung đã được sửa lại sau chiến tranh. Tại Tiền đường có các tượng thờ Phật gồm: Đức Ông, Thánh Tăng cùng Diệm Nhiên, Đại sĩ ở Tiền đường. Tam bảo có các tượng: Tam thế, A Di Đà, Văn Thù- Phổ Hiền, Di Đà giảng đạo, A Na Ca Diếp, Ngọc Hoàng, Cửu Long; ở hai bên Tam Bảo có tượng Địa TạngQuan Âm. Hầu hết các tượng Phật ở chùa được tạo tác ở thời Nguyễn. Ngoài tượng ở Chùa còn có 5 đôi câu đối gỗ, có cửa võng thiều châu, hoành phi, đây là những cổ vật có trang trí đẹp, mang dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX.

Phía trước sân chùa có 2 nếp nhà, bên phải là Điện Mẫu, bên trái là Nhà Tổ. Hai nếp nhà này đều làm bê tông giả gỗ, bố cục Hậu cung chuộc duộc, tường hồi bít đốc tay ngai có trụ biểu, nhưng mái lợp ngói di, đã duy trì được dáng vẻ bên ngoài lối kiến trúc cổ truyền. Điện Mẫu và nhà Tổ có tượng Tổ, tượng Mẫu, mới có linh vị của Thượng tọa Thích Tâm Tịch.

Trong Nhà Tổ, Điện Mẫu có nhiều di vật như: câu đối, hoành phi, cửa võng thiều châu, khám thờ, được nhân dân cung tiến và nhà chùa khôi phục vào thời gian gần đây. Bên phải của chùa chính là khu nhà khách, nhà học hạ của các sư, các công trình phục vụ sinh hoạt của nhà chùa. 

Di vật

Trong các di vật cổ của chùa có 4 tấm bia đá có niên đại: Hoằng Định thứ 15 (1614), Minh Mệnh thứ 19 (1838), Thành Thái thứ 17 (1905), Khải Định thứ 5 (1920). Ba bia thời Nguyễn ghi tên những người công đức tu sửa, gửi giỗ ký hậu ở chùa. 

Giá trị

Chùa Bồ Đề ra đời, tồn tại đã có sự gắn bó chặt chẽ với lịch sử truyền thống của kinh đô Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, là nơi ghi nhận quá trình xây dựng, phát triển của lịch sử địa phương, các cổ vật trong chùa rất có giá trị. Chùa Bồ Đề đã và đang trở thành một di tích lịch sử văn hóa đẹp trong quần thể các di tích của quận Long Biên. Chùa luôn được chọn là một trụ sở đào tạo, học hành của Thành hội Phật giáo Hà Nội.

_____________________________________

Tiếng Anh (English)

Bo De Temple, also known as “Thien Son Tu” or “Thien Co Tu” is an ancient temple with a long history in Hanoi, Vietnam. Located in Phu Yen village, Bo De commune, Gia Lam district, the temple is known for its care and protection of orphaned children.

The temple is believed to have been built on the land of King Le Loi’s palace in 1472, according to tradition. However, there are opinions suggesting that the temple may have been built since the late Trần dynasty. Despite being damaged multiple times due to wars, the temple has been renovated and restored in various periods.

The architecture of Bo De temple is characterized by a combination of traditional and modern elements.

The ancient artifacts within the temple, such as stone steles dating back to different dynasties, hold significant historical and cultural value. Bo De temple is not only a sacred place but also an important historical and cultural relic of Hanoi. It serves as a crucial site for education and learning within the local Buddhist community.

Tiếng Trung (Chinese)

菩提寺,又称“天山寺”或“天古寺”,是越南河内的一座历史悠久的古老寺庙。位于河内市嘉林区波日社区的波日村,这座寺庙以照顾和保护孤儿闻名。

据传统,寺庙据说建于1472年的黎利王宫的土地上。然而,也有意见认为寺庙可能建于晚期陈朝。尽管多次因战争而受损,但寺庙在不同时期进行了翻新和修复。

波日寺的建筑特点是传统与现代元素的结合。主寺庙采用了丁字形建筑,前殿和上殿是主要部分。此外,寺庙还包括祖堂、母亲神庙、招待所、佛塔墓地和其他服务设施等各种建筑。

寺庙内的古代文物,如来自不同朝代的石碑,具有重要的历史和文化价值。波日寺不仅是一处神圣之地,也是河内市的重要历史文化遗迹。它是当地佛教社区教育和学习的重要场所。

Tiếng Pháp (French)

Le Temple Bo De, également connu sous le nom de “Thiên Sơn Tự” ou “Thiên Cổ tự”, est un ancien temple ayant une longue histoire à Hanoï, au Vietnam. Situé dans le village de Phú Yên, la commune de Bồ Đề, le district de Gia Lâm, le temple est réputé pour sa prise en charge et sa protection des enfants orphelins.

Le temple aurait été construit sur le terrain du palais du roi Lê Lợi en 1472, selon la tradition. Cependant, certains pensent que le temple aurait pu être construit depuis la fin de la dynastie Trần. Malgré les dommages subis à plusieurs reprises en raison des guerres, le temple a été rénové et restauré à différentes époques.

L’architecture du temple de Bồ Đề se caractérise par une combinaison d’éléments traditionnels et modernes. Le temple principal est construit selon une architecture en forme de Đinh, avec le Tiền đường (Hall Antérieur) et le Thượng điện (Hall Supérieur) comme parties principales. De plus, le temple comprend diverses autres structures telles que la salle ancestrale, le temple de la déesse mère, la maison d’hôtes, le cimetière de pagodes et d’autres installations de service.

Les artefacts anciens dans le temple, tels que les stèles en pierre datant de différentes dynasties, ont une valeur historique et culturelle significative. Le temple Bồ Đề n’est pas seulement un lieu sacré, mais aussi un important site historique et culturel de Hanoï. Il sert de lieu crucial pour l’éducation et l’apprentissage au sein de la communauté bouddhiste locale.

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)