Chùa Bửu Sơn (Chùa Đất Sét – Tp Sóc Trăng, Sóc Trăng)

Chùa Bửu Sơn (Chùa Đất Sét – Tp Sóc Trăng, Sóc Trăng)

Thông tin cơ bản

Chùa Bửu Sơn có tên gọi chính thức là Bửu Sơn Tự và còn có tên gọi khác là Chùa Đất Sét. Một ngôi chùa nổi tiếng với những bức tượng được làm bằng đất sét và những cặp đèn cầy, cây nhang khổng lồ. Ngôi chùa tọa lạc tại phường 5, thành phố Sóc Trăng,tỉnh Sóc Trăng. Nếu có dịp ghé thăm Bửu Sơn Tự du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu nét độc đáo về chùa cùng với lối sống của người dân nơi đây, đó thực sự là một trải nghiệm thú vị.

Lịch sử hình thành


Theo các bô lão, núi Bửu Sơn chỉ là một ngôi chùa nhỏ do ông Ngô Kim Tây xây dựng vào đầu thế kỷ 19 để tu hành tại gia. Lúc đầu, chùa được làm hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên như tre, trúc, tranh, đến khi trụ trì đời thứ tư là ông Ngô Kim Tòng  (1909-1970) cho trang hoàng và mở rộng cho ngôi chùa nhỏ để nó được to lớn như bây giờ.

Thờ phụng và kiến trúc chùa


 Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v… đã nói lên tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý.

Chùa hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400 m2. Ngôi chánh điện hướng về phía Đông. Cấu trúc của điện được xây kiên cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng uốn lượn chạm khắc tinh xảo. Phần còn lại của điện chỉ là “cột gỗ, mái tôn“, không lầu và có kết cấu đơn giản. Phần mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột . Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những hoa văn trang trí khác nhau.

Trong nội điện chứa rất nhiều thứ nên khi khách vào tham quan sẽ thấy rất chật trội. Trong đây có trên ngàn tượng pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần…và linh thú do ông Ngô Kim Tòng làm ra từ 1928 đến 1970 để thờ và trang trí. Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.

Sự Kiện, Lễ Hội


Ngoài phát triển du lịch Sóc Trăng năm 2020 định hướng đến năm 2025 phát triển du lịch gắn với hình ảnh hình ảnh địa phương, con người Sóc Trăng, trong đó có định hướng về phát triển tâm linh, văn hóa, lễ hội các điểm chùa, các di tích. Nâng tầm quy mô tổ chức các lễ hội như: lễ hội Nghinh Ông (Trần Đề), lễ cúng Phước Biển (TX. Vĩnh Châu), lễ hội Cúng Dừa (Châu Thành), Ngày hội sông nước miệt vườn (Kế Sách), kết hợp quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút du khách đến tham gia, trải nghiệm. 

Điều Nổi Bật Của Chùa


Bốn đôi nến đèn cầy được đúc vào năm 1940, trong đó có 3 đôi mỗi cây cao 2,6m, ngang 1m và được đúc bằng 200kg sáp, cặp còn lại nhỏ hơn, và mỗi cây được đúc bằng 100 kg sáp. Tổng cộng là 1,4 tấn sáp. Ngoài ra, còn có lục long đăng (có 3 chóp đỉnh lớn), 7 lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã… đều là những hiện vật được tạo tác khá tinh xảo. Lễ hội Oóc Om Bóc- Đua ghe Ngo Sóc Trăng sôi nổi và mang đậm dấu ấn về con người nơi đây

Tài Liệu Tham Khảo


  •  “Chùa Đất Sét Sóc Trăng: Ngôi chùa độc nhất vô nhị” của Trương Công Khả trên báo Đất Mũi online ngày 14/08/2006)
  • Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2019: 
  • https://soctrang.gov.vn/ubnd-stg/4/469/54298/308108/Su-kien-du-lich/Hinh-thanh-cac-san-pham-du-lich-de-thu-hut-du-khach.aspx
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)