Giới thiệu
Chùa Cổ Thạch hay còn có tên gọi khác là chùa Hang, chùa Đá Cổ là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của cộng đồng Phật Giáo khu vực Nam Trung Bộ. Chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trong khu vực bãi biển Cổ Thạch.
Với kiến trúc độc lạ trong một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một di tích, thắng cảnh cấp Quốc gia của Việt Nam.
Lịch sử
Từ những năm 1835-1836, thiền sư Bảo Tạng tìm đến Bình Thạnh đã khai lập nên chùa Cổ Thạch và trụ trì nơi đây năm năm. Sau đó, vị thiền sư giao chùa cho các đệ tử trông coi, ông tiếp tục độc hành về phía Nam của Tổ quốc và dừng chân ở miền Đông Nam bộ (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu).
Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo đến thời Thiệu Trị chùa được xây dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật và còn giữ hầu như nguyên vẹn đến ngày nay.
Cho đến nay, dù đã trải qua 170 năm nhưng ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán Nôm; liên; đối; hoành phi và nhiều tài liệu cổ quý giá. Trong số đó, Đại Hồng chung và trống sấm đã có niên đại từ đầu thế kỷ thứ XIX.
Kiến trúc
Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc, am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá rộng hơn 4 ha. Đầu năm 1997, chùa xây dựng thêm nhiều tượng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển, tạo phong cảnh đẹp khi đứng trên chùa nhìn xuống.
Đường vào cổng Tam quan gồm 36 bậc thang gắn kết bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn hai bên. Bên phải chiếc cầu nơi cổng là bức tượng hình hổ ngồi và đối xứng qua là tượng voi nằm với kỹ thuật tạc tạo tinh vi.
Chính điện chùa nằm trong quần thể núi đá tự nhiên, có khi nằm lọt thõm giữa những tảng đá to. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, với những câu liễn phi, hoành đối khá ấn tượng và bảo quản tốt. Nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá. Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch.
Ba phiến đá tự nhiên xếp thành hàng ngang trước khu chánh điện tạo dáng con cá kình (theo kinh của Phật gọi là con “ma kiệt”, một loài thủy quái được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ở biển khơi).
Ngôi chùa đi theo lối kiến trúc cổ xưa nên trược bày phối với nhàu màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt. Bởi vị trí địa hình là núi đá cao nên mỗi lối đi của ngôi chùa đều có các bậc thang lên xuống thoai thoải theo sườn dốc. Ngay phía dưới chân chùa là đại dương mênh mông tạo nên một cảnh quan sơn thủy hữu tình.
Hang động chùa
Ngôi chùa Cổ Thạch nằm trên quần thể núi đá nên cũng có rất nhiều hang động đặc biệt. Tận dụng địa thế này, các thiền sư đã dùng chúng làm nơi thờ phụng.Trong mỗi hang động ở chùa Cổ Thạch đều thờ một vị Phật, Bồ tát hoặc một nhà sư đã viên tịch. Ở đây, có một hang động của Tổ sư – người đã khai sơn ra ngôi chùa này, phía trọng ngoài tượng thờ Tổ sư còn có các bài vị có công lao xây dựng chùa. Kế bên đó là hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề. Trong hang động này có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ khác. Còn ở hang Tam Bảo, các thiền sư dùng để thờ phụng 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau.
Lễ hội
Vào ngày 25/05 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ Tổ của chùa Cổ Thạch. Đây là ngày mà để tăng ni, phật tử nơi đây tưởng nhớ công ơn to lớn của vị Thiền Sư Bảo Tạng – người có công lao to lớn trong việc xây dựng chùa ngày ấy.
Những lưu ý khi tham quan
Trang phục: Chùa Cổ Thạch có địa hình núi đá nên việc di chuyển đi lại khá khó khăn, đặc biệt là với các bạn nữ. Hãy mặc trang phục kín đáo, thoải mái và đeo giày thể thao để tiện đi lại nhé!
Đi lại tham quan: Chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh nên các bạn cần hạn chế nắm tay, khoác vai,… Trong lúc đi lại ở khuôn viên chùa nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp và giữ gìn vệ sinh chung. Không nên tùy tiện chạm tay lên các di vật và tài sản của chùa.
Ăn uống: Vì thời gian tham quan chùa không mất quá nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng nước lọc và đồ ăn chay trong chùa, những.
Ngoài ra hãy tuân thủ theo các quy định khác của chùa, chi tiết bạn hãy chú ý ở các tấm biển báo được gắn ở quanh chùa nhé!
_________________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Co Thach Pagoda, also known as Hang Pagoda or Stone Pagoda, is a famous pilgrimage and tourist destination in the Central South region of Vietnam. Located in Binh Thanh commune, Tuy Phong district, Binh Thuan province, this pagoda is situated within the area of Co Thach Beach. With its unique architecture and majestic natural landscape, Cổ Thạch Pagoda has been recognized as a national monument and scenic spot of Vietnam.
The pagoda was founded in the years 1835-1836 by the Zen master Bao Tang and later passed down to his disciples for care. Initially, the pagoda was just a small bamboo and leaf-roofed hermitage, but through many renovations and enhancements, by the time of the reign of Emperor Thieu Tri, the pagoda had been significantly expanded and still retains its unique characteristics to this day.
The architecture of Cổ Thạch Pagoda is a complex of pavilions, halls, and interconnected caves on a hillside covering over 4 hectares. Especially, in the early years of 1997, the pagoda constructed numerous statues of Bodhisattva Quan Am scattered along the coast, enhancing the grandeur of the scenery.
When visiting the pagoda, visitors should pay attention to wearing modest and comfortable clothing, and sports shoes for easy movement on the rocky terrain. Within the pagoda compound, physical contact should be limited, and appropriate language should be used. Food and beverage consumption should be restricted, with only purified water and vegetarian food consumed within the pagoda grounds. Additionally, visitors should adhere to the regulations and signage of the pagoda to ensure smooth and respectful travel within this sacred space.
Tiếng Trung (Chinese)
古石寺,又名洞寺或石寺,是越南中南部地区的著名朝圣和旅游胜地。位于归仁省图伊丰县彬江区的彬江市区内,这座寺庙位于古石海滩地区。凭借其独特的建筑风格和雄伟的自然景观,古石寺被认定为越南的国家古迹和风景名胜。
该寺始建于1835年至1836年间,由禅师宝塘创建,并传给其弟子照管。最初,这座寺庙只是一个小小的竹制茅屋,但经过多次翻修和改进,在咸宜帝时期,寺庙得到了显著扩建,至今仍保留着其独特的特点。
古石寺的建筑是一个由亭台楼阁、大殿和相互连接的岩洞组成的复杂建筑群,占地超过4公顷。特别是在1997年初,寺庙沿海岸线建造了许多观音菩萨的雕像,增添了风景的壮丽。
游览寺庙时,游客应注意穿着得体、舒适的服装,以及运动鞋,方便在崎岖的地形上移动。在寺庙院内,应限制身体接触,并使用适当的语言。食品和饮料的消费应受到限制,只能在寺庙内消费纯净水和素食。此外,游客应遵守寺庙的规定和标识,以确保在这片神圣的空间内旅行顺利和尊重。
Tiếng Pháp (French)
Le temple de Co Thach, également connu sous les noms de temple de Hang ou temple de la Pierre, est un célèbre lieu de pèlerinage et de tourisme dans la région du Centre-Sud du Vietnam. Situé dans la commune de Binh Thanh, district de Tuy Phong, province de Binh Thuan, ce temple est situé dans la zone de la plage de Cổ Thạch. Avec son architecture unique et son paysage naturel majestueux, le temple de Co Thach a été reconnu comme monument national et site pittoresque du Vietnam.
Le temple a été fondé dans les années 1835-1836 par le maître zen Bao Tang et transmis ensuite à ses disciples pour en prendre soin. Initialement, le temple n’était qu’un petit ermitage en bambou et feuilles, mais à travers de nombreuses rénovations et améliorations, au moment du règne de l’empereur Thieu Tri, le temple avait été considérablement agrandi et conserve toujours ses caractéristiques uniques à ce jour.
L’architecture du temple de Co Thach est un complexe de pavillons, de salles et de grottes interconnectées sur une colline couvrant plus de 4 hectares. Surtout, au début de l’année 1997, le temple a construit de nombreuses statues de Bodhisattva Quan Am dispersées le long de la côte, ajoutant à la grandeur du paysage.
Lors de la visite du temple, les visiteurs doivent faire attention à porter des vêtements modestes et confortables, ainsi que des chaussures de sport pour se déplacer facilement sur le terrain rocheux. À l’intérieur de l’enceinte du temple, les contacts physiques doivent être limités, et un langage approprié doit être utilisé. La consommation de nourriture et de boissons doit être restreinte, seuls l’eau purifiée et les aliments végétariens étant consommés dans l’enceinte du temple. De plus, les visiteurs doivent respecter les règlements et la signalisation du temple pour assurer des déplacements fluides et respectueux dans cet espace sacré.